Trẻ sốt co giật, cha mẹ cần biết 3 ghi nhớ sau

Trẻ sốt co giật, cha mẹ cần biết 3 ghi nhớ sau
Sốt co giật ở trẻ là một vấn đề thường gặp khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tình trạng này hay gặp ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 5 tuổi. Hầu hết sốt co giật gây ra do tương tác phức tạp giữa yếu tố liên hệ nhiều gen với các yếu tố môi trường, chủ yếu do virus và có diễn tiến lành tính.
Để giúp cha mẹ biết cách xử trí kịp thời khi phát hiện con bị sốt cao co giật, cần lưu ý 3 điều sau:


1. Nhận biết biểu hiện của sốt co giật ở trẻ

Co giật do sốt cao thường xảy ra sớm, cơn co giật hầu hết là cơn toàn thể, vận động hai bên, kiểu cơn co cứng – giật cơ.

Khi co giật, trẻ có thể có thêm các biểu hiện nôn ói, sùi bọt mép, đồng tử lộn lên trên làm mắt trắng dã. Các cơn co giật này thường là các cơn co giật toàn thể, ngắn, kéo dài không quá 5 phút. Sau co giật, trẻ có thể lờ đờ chậm chạp hoặc ngủ. Thời gian này kéo dài tới cả tiếng đồng hồ. Trẻ thường bị 1 cơn co giật cho 1 đợt sốt.

Có 2 loại co giật do sốt, loại đơn giản và loại phức tạp. Khoảng 1/3 trẻ co giật do sốt là co giật phức tạp.

* Co giật do sốt thể đơn giản:

- Cơn co giật điển hình là cơn toàn thể, kiểu tăng trương lực và co cứng cơ.

- Thời gian co giật 15 phút.

- Trẻ không rối loạn tri giác hay có bất kỳ dấu hiệu thần kinh nào sau cơn.

* Co giật do sốt thể phức tạp:

- Co giật khu trú.

- Thời gian kéo dài > 15 phút.

- Có từ 2 cơn co giật trở lên trong vòng 24 giờ.
20211202xu tri sot cao co giat o tre 1 1686906202736137325985
Sốt co giật ở trẻ là một vấn đề thường gặp khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Ảnh minh hoạ.

2. Diễn tiến của sốt co giật ở trẻ và các yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát

Tỷ lệ tái phát co giật do sốt khoảng 25 - 50%, khoảng 9% có 3 cơn hay nhiều hơn nữa.

50% cơn thứ hai xảy ra trong 6 tháng sau cơn đầu, 75% xảy ra trong năm đầu sau cơn thứ nhất và 90% trong vòng 2 năm sau cơn thứ nhất.

50% trẻ co giật do sốt dưới 1 tuổi bị tái phát.

Trẻ co giật khi nhiệt độ càng cao thì khả năng tái phát thấp hơn.

Tỷ lệ động kinh: 2 - 5%. Hầu hết các trường hợp sốt rồi có co giật kéo dài trên 15 phút, hoặc có nhiều cơn co giật trong 24 giờ đều liên quan tới bệnh lý thần kinh sẵn có của trẻ.

* Các yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát là:

- Trẻ thường khởi phát <12 tháng.

- Trẻ có tiền căn cha mẹ hoặc anh em ruột bị co giật do sốt.

- Trẻ co giật khi sốt <40 độ C.

- Trẻ có nhiều cơn co giật trong đợt bệnh đầu tiên.

- Trẻ khởi phát co giật sớm (<1 giờ) sau khi sốt.

Mặc dù co giật do sốt gây hoảng loạn cho cha mẹ, nhưng được xem là lành tính và hầu hết không gây ra nguy hiểm, trừ khi trẻ bị chấn thương trong lúc co giật. Tỷ lệ tử vong của trẻ có co giật do sốt (1 cơn và kéo dài không quá 15 phút) không khác tỷ lệ tử vong của các trẻ không bị co giật kèm sốt cùng lứa tuổi.

Theo các nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về trí tuệ của các trẻ bị co giật do sốt so với anh em cùng cha mẹ không bị co giật do sốt.
tre bi sot chan tay lanh dau nong 1 1686906202782472058357
Khi trẻ có hiện tượng co giật khi sốt, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Ảnh minh hoạ.

3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt co giật?

* Cha mẹ cần bình tĩnh

Khi trẻ xuất hiện triệu chứng co giật, các bậc cha mẹ cần giữ bình tĩnh và không nên sợ hãi. Có thể giúp trẻ bằng các bước sau:

- Đặt trẻ nằm xuống nơi rộng rãi và an toàn.

- Tư thế an toàn: Để bệnh nhân chân duỗi chân co, nghiêng đầu sang một bên, vì trẻ giật sẽ nôn dễ gây sặc cho trẻ.

- Nới lỏng áo ở quanh cổ, nếu có gối thì đặt gối dưới đầu trẻ.

- Không nên cho bất cứ cái gì vào trong miệng hoặc cố gắng nạy răng của trẻ.

- Không được đè trẻ hoặc cố gắng dùng sức để kèm cơn co giật.

- Nếu trẻ sốt, dùng hạ sốt đường hậu môn. 

- Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và xử trí kịp thời.

* Cách hạ sốt cho trẻ khi trẻ bị sốt co giật

- Đặt trẻ ở tư thế thoải mái để thông thoáng đường hô hấp.

- Cởi bỏ hết quần áo cho trẻ.

- Lau mát khi trẻ sốt cao 39 độ C bằng cách đắp khăn ướt với nước ấm 36 – 37 độ C lên hai nách, hai bẹn và trán. Thường xuyên thay đổi khăn để việc giải nhiệt cho trẻ được thực hiện tốt và nhanh hơn. Không nên dùng nước đá vì sẽ gây co mạch làm chậm trễ quá trình giải nhiệt.

- Lau khoảng 15 - 30 phút trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ nhiệt.

- Kết hợp dùng thuốc hạ nhiệt qua đường hậu môn: Nên dùng Paracetamol liều lượng 10 - 15mg/kg/lần, có thể lập lại sau 4 - 6 giờ.

Tóm lại: Sốt co giật không phải là một hiện tượng hiếm gặp ở trẻ. Mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào các nguyên nhân gây co giật. Sau 5 tuổi, sốt co giật ở trẻ sẽ tự hết. Tuy nhiên, co giật đi kèm với sốt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nhiễm trùng nặng như viêm màng não, viêm não... Vì vậy, khi trẻ có hiện tượng co giật khi sốt, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra và có phác đồ điều trị kịp thời.

Tác giả bài viết: BS CKI Đỗ Anh Văn

Nguồn tin: suckhoedoisong.vn

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

8 cách phòng hội chứng căng đau vai gáy hiệu quả

8 cách phòng hội chứng căng đau vai gáy hiệu quả

Hội chứng căng đau vai gáy là rối loạn cơ - xương thường gặp nhất mà ai cũng...

Trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần lưu ý 5 điều sau

Trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần lưu ý 5 điều sau

Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng,...

8 lợi ích tuyệt vời của củ dền đối với sức khỏe

8 lợi ích tuyệt vời của củ dền đối với sức khỏe

Củ dền không chỉ có màu đỏ đẹp mắt mà còn bổ dưỡng và chứa nhiều vitamin, khoáng...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?