4 bài thuốc từ kim ngân hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng

30/03/2023 | Thông tin y dược
4 bài thuốc từ kim ngân hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng ngày càng gia tăng do tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong Đông y có nhiều vị thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị căn bệnh này, trong đó có kim ngân.

1. Đặc điểm của kim ngân

Kim ngân còn có tên gọi khác là nhẫn đông. Tên khoa học Lonicera japonica Thunb, thuộc họ Cơm cháy Caprifoliaceae.

Các bộ phận dùng làm thuốc gồm:

  • Hoa kim ngân hay kim ngân hoa (Flos Lonicerae) là hoa phơi hay sấy khô của cây kim ngân;
  • Cành và lá kim ngân – Caulis cum folium Lonicerae – là cành và lá phơi hay sấy khô của cây kim ngân.

Kim ngân là một loại cây mọc hoang tại nhiều tỉnh vùng núi nước ta, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
 

cay kim ngan

 

Theo các tài liệu cổ, kim ngân vị ngọt, tính hàn (lạnh), không độc, vào 4 kinh phế, vị, tâm và tỳ; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dùng chữa sốt, mụn nhọt, tả lỵ, giang mai. Những người tỳ vị hư hàn không có nhiệt độc không nên dùng.

Về thành phần hoạt chất, kim ngân hoa có các flavonoid: Luteolin, lonicerin; tannoid và chất sáp... Tác dụng kháng virus, vi khuẩn, chống viêm hạ sốt, điều hòa chức năng miễn dịch, giảm mỡ máu, làm tăng cường nhu động ruột, tăng tiết dịch vị và dịch mật.

Trên thực tế lâm sàng, kim ngân thường được dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, sốt nóng, sốt rét, tả lỵ. Trên cơ sở thực nghiệm, kim ngân được mở rộng chữa các trường hợp viêm mũi dị ứng, thấp khớp và một số trường hợp dị ứng khác.

Ngày dùng 4-6g hoa hay 10-12g cành lá dưới dạng thuốc sắc, hay thuốc cao hoặc rượu thuốc.

2. Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng có kim ngân

ThS.BS. Nguyễn Quang Dương – Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh giới thiệu một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng có kim ngân:

Bài 1: Kim ngân 30g (nếu là hoa), nước 100ml, sắc còn 20ml, thêm đường vào cho đủ ngọt uống.

Người lớn ngày uống 2 đến 4 lần, trẻ em từ 1 đến 2 lần sau ăn.

Bài 2: Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 10g, cam thảo đất 20g. Sắc với 300 ml nước lấy 150 ml chia 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
 

20211128 054944 920277 cong dung cua kim n max 1800x1800

Bài 3: Mỗi ngày dùng 10g hoa, hoặc 20g kim ngân cuộng (dây) tươi. Sắc uống, ngày 2 lần trước bữa ăn 30 phút.

Bài 4: Kim ngân hoa, liên kiều (bỏ hạt), mỗi vị 8g; ké đầu ngựa 12g, trần bì 6g, tân di 4g, bạc hà 5g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn.

Lưu ý, kim ngân có vị đắng, tính lạnh cho nên khi sử dụng với hàm lượng cao hoặc lâu dài sẽ ảnh hưởng tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như: Ăn uống không tiêu, đầy bụng, đi ngoài nát, lỏng.

Tác giả bài viết: Hải Long

Nguồn tin: Báo Sức khỏe và Đời sống

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý trào ngược dạ...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?