4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

15/04/2023 | Thông tin y dược
4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
Sơn dược còn gọi là hoài sơn, thuộc nhóm thuốc bổ khí có công dụng kiện tỳ vị, trợ tiêu hóa, điều trị suy nhược cơ thể, phục hồi thể trạng sau khi ốm...

1. Đặc điểm và công dụng của sơn dược

Sơn dược là vị thuốc từ thân rễ của cây sơn dược thuộc loài thực vật họ củ mài.

Dược liệu thường được thái vát, dày khoảng 2mm, không đòi hỏi phải tuyệt đối chính xác. Bề ngoài nhìn có màu vàng trắng hoặc vàng nhạt, có rãnh dọc, vân dọc và ngấn rễ chùm, đôi chỗ nhìn ngoài còn thấy có vệt vỏ mầu nâu nhạt.

Mặt cắt màu trắng, có tinh bột, có thể thấy rõ những chấm sáng nhỏ. Khi cầm một miếng sơn dược mà sờ lên bề mặt, tay cảm thấy trơn, đồng thời có bột mịn dính trên ngón tay, nhấm lên miệng thấy dính. Loại nào miếng to màu trắng, bột nhiều là tốt.
 

hoai son

Theo y học cổ truyền, sơn dược tính bình, vị ngọt, lợi về 3 kinh: tỳ, phế thận; có công hiệu kiện tỳ ích vị, cường thận cố tinh, tư dưỡng khí âm; chủ trị: Khí hư, suy nhược, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, viêm thận mạn tính, di tinh, đái dầm, bạch đới, tiêu khát...

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, sơn dược có hàm chứa các chất nhầy, chất dính, kiềm, tinh bột, đường, albumin, vitamin C... Có tác dụng bổ dưỡng, trợ giúp cho tiêu hoá, hạ thấp hàm lượng đường trong máu.

2. Một số món cháo từ sơn dược hỗ trợ chữa bệnh

2.1. Sơn dược đại táo

Thành phần: Sơn dược khô 50g (sơn dược tươi 100g), gạo tẻ 100g, đại táo.

Cách làm: Vo gạo và sơn dược cho sạch, cho nước vào, lúc đầu đun to lửa cho sôi, sau đó đun nhỏ lửa trong 20 - 30 phút, khi nào gạo nhừ là được. Ăn nóng.

Công dụng: Thích hợp với các tình trạng như ăn ít, đi lỏng lâu ngày, kiết lị lâu ngày do tỳ vị hư nhược, ho khan, đổ mồ hôi trộm do phế thận hư.
 

dai tao 2

 

2.2 Sơn dược hạt sen long nhãn

Thành phần: Hạt sen (bỏ tâm) 50g, bột sơn dược 100g, long nhãn 50g.

Cách làm: Long nhãn, hạt sen đun nhỏ lửa, khi gần chín, đổ bột sơn dược vào nấu chung thành cháo. Ăn vào buổi sớm và buổi tối, hoặc dùng làm món ăn điểm tâm, mỗi ngày một thang.

Công dụng: Thích hợp với các chứng tỳ hư, tiêu chảy; thận hư, di tinh; timm đập hồi hộp, mất ngủ... Đặc biệt có thể dự phòng cho người thường bị sảy thai.

2.3 Sơn dược sa sâm ý dĩ

Thành phần: Sơn dược 30g, sa sâm 30g, ý dĩ 30g.

Cách làm: Sơn dược rửa sạch, thái miếng, sa sâm sắc lấy nước, cho hạt ý dĩ và sơn dược vào nấu cháo; ăn nóng.

Công dụng: Thích hợp với các chứng bệnh sau khi sốt nóng, chân tay bải hoải, vô lực, tâm phiền, họng khô, miệng khát, ho, tiểu rắt, đại tiện táo kết.
 

20210606 013346 976729 cu mai max 800x800

2.4 Sơn dược vừng đen

Thành phần: Sơn dược 15g, vừng đen 120g, gạo lức 60g, đường phèn 120g.

Cách làm: Gạo lức vo sạch, ngâm 1 giờ, vớt ra để ráo nước. Sơn dược thái nhỏ; vừng đen rang thơm. Cho sơn dược, vừng đen, gạo lức vào nồi, thêm nước, đun nhỏ lửa, quấy đều tay cho sôi, cháo chín thêm đường phèn. Chia ăn trong ngày.

Công dụng: Thích hợp với các bệnh gan thận âm hư, đầu váng tai ù, đau lưng mỏi gối, râu tóc bạc sớm, táo bón, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, người mới ốm dậy mất sự điều hoà...

Tác giả bài viết: BS Vũ Quốc Trung

Nguồn tin: Báo Sức khỏe và Đời sống

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý trào ngược dạ...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?