6 ghi nhớ giúp người đái tháo đường và tiền đái tháo đường kiểm soát chỉ số HbA1C

14/06/2023 | Thông tin y dược
6 ghi nhớ giúp người đái tháo đường và tiền đái tháo đường kiểm soát chỉ số HbA1C
Với người bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường mục tiêu hàng đầu cần giảm HbA1c. Vì giảm chỉ số HbA1c sẽ giúp người bệnh đái tháo đường tránh được nguy cơ biến chứng.
Còn với người tiền đái tháo đường sẽ giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường hoặc những biến chứng liên quan đến bệnh.

HbA1c là chỉ số giúp bác sĩ xem xét lại quá trình điều trị đã tốt chưa, cần thay đổi chế độ sinh hoạt và dùng thuốc như thế nào để đường huyết được kiểm soát tốt hơn. Đạt được mục tiêu HbA1c đặt ra không phải là quá trình đơn giản.

1. Chỉ số HbA1c lý tưởng là bao nhiêu?

Theo giai đoạn 3 tháng người bệnh đái tháo đường cần biết chỉ số HbA1c của mình vì nó phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết trong vòng 3 tháng trước đó của người bệnh. Tùy từng người sẽ có chỉ số HbA1c khác nhau.

- Đối với người trẻ tuổi mới được chẩn đoán mắc đái tháo đường nên đặt mục tiêu HbA1c khoảng 6,5%.

- Đối với người cao tuổi nên là 7%.

- Đối với trẻ em là 7,5%.

Riêng những người đã từng bị hạ đường huyết trầm trọng hoặc không thể tự chăm sóc bản thân nên duy trì mức HbA1c từ 7,5% đến 8%.

Tuy nhiên, cụ thể hơn, bác sĩ điều trị sẽ cung cấp cho người bệnh con số này. Tường hợp HbA1c của người bệnh đang ở mức quá cao so với mục tiêu, người bệnh nên đặt ra mức HbA1c cần giảm 3 tháng để phấn đấu đạt mục tiêu.
hba1c dai thao duong 16865603523691433715127
Người bệnh tiểu đường nên đặt ra mức HbA1c cần giảm mỗi 3 tháng để phấn đấu đạt mục tiêu.

2. Bí quyết cần kiểm soát chỉ số HbA1C


- Thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian
Việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là nguyên tắc để đạt được HbA1c mục tiêu của mình.

Việc tuân thủ y lệnh của bác sĩ rất quan trọng trong quá trình điều trị. Điều này giúp cải thiện mức đường huyết và HbA1c. Khi đã được kiểm soát tốt đường huyết người bệnh tuyệt đối không tự thay đổi thuốc, không tự ý giảm liều thuốc hay ngưng thuốc mà phải thảo luận với bác sĩ về tình huống của mình để được tư vấn và đưa ra liệu trình cụ thể.

- Cần kiểm soát chế độ ăn uống

Với người bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường cần kiểm soát chế độ ăn của mình. Cần hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất đường, chứa hàm lượng chất béo bão hòa và mỡ cao.
Cần hạn chế tối đa những thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như bánh, kẹo… Các loại trái cây chứa lượng đường cao như vải, nho, xoài, chuối… cũng nên đưa vào danh sách hạn chế.

Cần có thế độ ăn uống nhiều rau xanh, chất béo tốt từ cá hồi, bơ, các loại hạt và những loại hoa quả chứa hàm lượng đường thấp như bưởi, dâu, cam…

Một trong những cách để có chế độ ăn uống lành mạnh là hạn chế ăn bên ngoài, vì chúng ta không biết rõ cách chế biến của đồ ăn mua bên ngoài gồm những thành phần gì.

- Cần hạn chế ăn vặt

Người bệnh đái tháo đường cần hạn chế ăn vặt, tránh tình trạng ăn vặt giữa các bữa ăn nhất là ăn món ăn thường chứa hàm lượng đường và tinh bột cao (tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường).

Kiểm soát được việc ăn vặt, người bệnh sẽ tránh được việc nạp vào một lượng calo không cần thiết cho cơ thể, nhờ đó đường huyết và cân nặng sẽ được kiểm soát tốt hơn.
Đối với người bệnh đái tháo đường type 1, tức là đái tháo đường phụ thuộc insulin, thì phải dùng insulin sau bữa ăn vặt. Các loại insulin tác dụng nhanh sẽ có tác dụng sau khi tiêm 5 phút và kéo dài từ 3-4 giờ trong cơ thể.

Nếu sau đó người bệnh ăn một bữa ăn trong khoảng thời gian sau bữa chính, sẽ thấy đường huyết cao (và do đó dùng nhiều insulin hơn), người bệnh sẽ bị "insulin stacking" là hiện tượng chồng liều insulin, tăng nguy cơ gây tụt đường huyết làm người bệnh lại ăn tiếp sau đó và tình trạng này dẫn đến chỉ số HbA1c tệ hơn ban đầu.
hba1c dai thao duong2 1686560406084315939472
Người bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường cần biết chỉ số HbA1c của mình


- Người bệnh tuyệt đối không bỏ bữa

Nhiều người mắc bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường lo lắng hay kiêng khem quá mức. Thậm chí khi ăn vặt xong bỏ bữa chính điều này dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết. Hoặc quá đói Khi cơ thể quá đói, người bệnh sẽ có cảm giác thèm ăn hơn bình thường, và có thể thèm những món ăn có hại cho sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng đến đường huyết.

Do vậy, tuyệt đối không bỏ bữa, cần ăn đầy đủ các bữa ăn trong ngày giúp hạn chế tình trạng ăn quá độ vào bữa ăn kế tiếp. Ăn đủ trong ngày, kèm chế độ ăn nhiều rau xanh, ít muối, ít dầu mỡ sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn.

- Cần theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu

Khi đường huyết chưa kiểm soát tốt, bạn nên theo dõi lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày, thường là trước các bữa ăn và 2 giờ sau ăn. Điều này sẽ cung cấp thông tin về mức độ đường huyết. Từ những thông tin này, người bệnh có thể tìm cách điều chỉnh kế hoạch của mình. Điều quan trọng người bệnh cần có tư vấn của các bác sĩ để điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp.

- Cần vận động

Với lối sống hiện đại, con người trở nên ít vận động hơn… nhất là ngày nay việc giải trí cũng như làm việc bằng các thiết bị thông minh nên nhiều người gần như không ra ngoài vận động… điều này càng khiến nhiều người ngại vận động, cơ thể càng cần ít năng lượng.

Trong khi đó, vận động làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Bởi thế, khi tập thể dục, cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất đường để cung cấp năng lượng cho các tế bào cơ với sự hiện diện của ít insulin hơn. Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể chỉ số HbA1c cũng như sức khỏe tổng thể. Vận động cũng có thể giúp giảm stress, tăng cường sự thư thái của đầu óc.

Tóm lại: Người bệnh cần tuân thủ kế hoạch và hình thành thói quen là một cách tuyệt vời khác để giúp kiểm soát thành công lượng đường trong máu. Ngoài các nguyên tắc trên các khuyến cáo cho thấy người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát căng thẳng. Vì khi căng thẳng, cơ thể sẽ tăng tiết các chất gây tăng đường huyết, ví dụ như cortisol. Điều này có thể làm tăng chỉ số HbA1c. Mặt khác, khi quá căng thẳng, có thể sẽ đưa ra những quyết định gây bất lợi cho việc quản lý bệnh đái tháo đường.

Nếu có một thói quen tốt trong việc kiểm soát lượng đường trong máu thì chỉ số HbA1c của người bệnh sẽ tốt. Vì vậy cần kiên trì sẽ đem lại kết quả lâu dài và ổn định.

Tác giả bài viết: BS.CK2 Nguyễn Phương Mai

Nguồn tin: suckhoedoisong.vn

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?