8 nguyên nhân gây tê chân cần lưu ý và cách khắc phục

13/03/2023 | Thông tin y dược
8 nguyên nhân gây tê chân cần lưu ý và cách khắc phục
Chúng ta có thể bị tê hoặc ngứa ran ở chân, giống như bị kim châm… khi ngồi sai cách hoặc sau khi đứng quá lâu, là bình thường. Nhưng đôi khi tình trạng tê chân có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn…

Dưới đây là một số nguyên nhân gây tê chân cần lưu ý:

1. Dây thần kinh bị chèn ép gây tê chân

Một số cấu trúc xung quanh dây thần kinh như cơ, gân, mô và xương... chèn ép dây thần kinh và gây ra các cảm giác khác nhau.

Các dây thần kinh bị chèn ép có thể gây tê ở chân và bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể gây ra chúng, bao gồm cả chấn thương.
 

145848122236dia 1231231 bi chech ra ngoai chen ep len re than kinh xung quanh

Các dây thần kinh bị chèn ép cũng có thể gây đau thần kinh tọa (cơn đau lan tỏa theo chiều dài của dây thần kinh tọa chạy từ lưng dưới xuống mỗi chân). Một số người bị đau dây thần kinh tọa cũng có thể bị tê chân.

May mắn thay, các dây thần kinh bị chèn ép thường có thể điều trị được mà không gặp nhiều rắc rối.

Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách xem xét tư thế, nâng vác đúng cách và tăng cường sức mạnh cho phần cốt lõi.

Một số người cũng cần dùng thuốc giảm đau. Phẫu thuật có thể cần thiết trong một số ít trường hợp khi dây thần kinh bị chèn ép gây ra yếu và đau.

2. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến chèn ép dây thần kinh. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức, từ đó ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe của người bệnh.
 

20200718 081534 856667 screenshot 15950601 max 1800x1800

Nguyên nhân gây tình trạng này có thể lao động quá sức, sai tư thế, do tuổi tác (lão hóa khiến đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương)...

Nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể được điều trị bảo tồn thông qua vật lý trị liệu và thuốc giảm đau. Trong một số trường hợp có thể phải phẫu thuật.

3. Bệnh đái tháo đường

Tổn thương thần kinh có thể xảy ra ở những người mắc bệnh đái tháo đường có lượng đường trong máu cao trong thời gian dài. Các dây thần kinh bị ảnh hưởng, có thể bao gồm những dây thần kinh truyền tín hiệu giữa não và cột sống và các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như chân.

Có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách chăm sóc bệnh đái tháo đường bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và dùng thuốc thích hợp.
 

20200703 025036 320557 truong hop kho chan max 1800x1800

Nếu để xảy ra tổn thương dây thần kinh, thường sẽ không có cách chữa trị, mặc dù có nhiều cách để chế ngự các triệu chứng.

Bạn cũng cần kiểm tra bàn chân và cẳng chân của mình hàng ngày để đảm bảo không có vấn đề nào khác phát triển. Tê chân có thể khiến người bệnh không cảm nhận thấy các tổn thương có thể xảy ra ở chân, dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.

4. Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công lớp vỏ bao phủ các tế bào thần kinh, được gọi là myelin. Tình trạng này có thể gây tê ở các bộ phận cơ thể khác nhau, bao gồm cả chân.
 

meo lam het te chan 1

Nguyên nhân chính xác của MS vẫn chưa được biết. Theo Hiệp hội Đa xơ cứng Hoa kỲ, có giả thuyết cho rằng di truyền và nhiễm trùng do virus hoạt động chậm hoặc không hoạt động như virus Epstein-Barr có thể là những yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Không có cách chữa khỏi bệnh MS, nhưng thuốc men và các phương pháp điều trị khác như vật lý trị liệu có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.

5. Lupus

Lupuss là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh. Theo Tổ chức Lupus Mỹ, bệnh lupus có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại vi, thường dẫn đến tê tay và tê chân.
 

lupus ban do la benh tu mien khong co kha nang lay lan

Tình trạng tê này đôi khi có thể thuyên giảm bằng cách điều trị tình trạng cơ bản và tuân theo lời khuyên về lối sống lành mạnh như ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên.

6. Đột quỵ

Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và các triệu chứng có xu hướng giống nhau: Nói lắp, tê và yếu hoặc liệt một bên cơ thể. Các triệu chứng xuất hiện đột ngột và phổ biến hơn ở những người có các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiền sử hút thuốc và đái tháo đường.
 

dot quy o nguoi tre 1555878968 7145 1555879432

Thuốc có thể giúp ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn do một số loại đột quỵ, nhưng phải được dùng nhanh chóng. Do đó, cần cấp cứu kịp thời khi có dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ.

7. Bệnh động mạch ngoại vi

Bệnh động mạch ngoại vi (PAD) xảy ra khi các động mạch bị thu hẹp làm giảm lưu lượng máu đến cánh tay và đặc biệt là chân. Ngoài cảm giác tê và ngứa ran, PAD có thể khiến việc đi lại trở nên khó khăn và đau đớn.
 

1566743707 te chan 01

PAD thường là dấu hiệu cảnh báo bạn bị xơ vữa động mạch (sự tích tụ chất béo trong động mạch). Điều này có thể khiến bạn gặp phải một số vấn đề khác, bao gồm đau tim hoặc đột quỵ.

Bỏ hút thuốc, ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục có thể ngăn chặn PAD và các biến chứng của nó. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc nếu các biện pháp trên không hiệu quả.

8. Khối u

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, trong một số ít trường hợp, khối u có thể phát triển theo cách chèn ép vào dây thần kinh, gây tê và ngứa ran ở chân. Nếu ung thư, việc điều điều trị bằng hóa chất cũng có thể dẫn đến bệnh thần kinh ngoại vi ở một số người, gây tê chân.
 

cach chua benh te chan tay

Mặc dù không chắc chứng tê của bạn là do ung thư gây ra, nhưng hãy đi kiểm tra sức khỏe để tìm hiểu nguyên nhân, để khắc phục.

Tác giả bài viết: BS Tăng Minh Hoa

Nguồn tin: Báo Sức khỏe và Đời sống

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý trào ngược dạ...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?