Bí quyết sống thọ, đảo ngược quá trình lão hoá
15/08/2023 | Thông tin y dược
Sống thọ, khỏe mạnh và trẻ trung so với tuổi là mơ ước của nhiều người. Nhưng vấn đề làm thế nào để khỏe mạnh, sống thọ và trẻ hóa tuổi sinh học thì không phải ai cũng biết.
Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của sự lão hóa
Lão hóa là quá trình xảy ra tự nhiên, không ai có thể trẻ mãi. Tuy nhiên cơ thể mỗi người không phải ai cũng phát triển đúng theo tuổi thật. Có một số người trẻ lâu, trong khi đó có một số người già rất nhanh hơn so với tuổi thật (tính theo năm sinh). Như vậy người già trước tuổi là người đó có tuổi sinh học lớn hơn tuổi thật.
Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của sự lão hóa là thay đổi của da và tóc. Da mất dần lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn làm da khô hơn, giảm tính đàn hồi, dễ bị nhăn, đặc biệt là vùng quanh mắt. Da xuất hiện những đốm đồi mồi do sự tích tụ của sắc tố melanin. Tóc mất dần sắc tố và chuyển sang hoa râm.
Các cơ quan của cơ thể cũng thay đổi: Giảm khối xương, giảm khối cơ, giảm nước và tăng khối mỡ. Khoảng 35 tuổi ở cả nam và nữ, xương sẽ mất dần canxi và giảm mật độ có thể gây loãng xương. Đốt sống bị mỏng cũng làm giảm chiều cao. Sự hóa vôi đốt sống làm thay đổi dáng của cột sống, cột sống trở nên cứng hơn. Do đó, khi có tuổi người ta thường thấp đi, lưng khòm hơn, dáng đi giảm sự uyển chuyển, kém linh hoạt.
Sự teo cơ khi có tuổi cũng làm giảm độ chắc cơ và sức cơ. Ngược lại, sự tích mỡ tăng lên và thường tập trung ở vùng bụng không chỉ làm mất vòng eo thon thả thời thiếu nữ, vòng bụng rắn chắc thời thanh niên của đấng mày râu mà còn là nguy cơ của các căn bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ. Bên cạnh đó, các hoạt động trí não, hoạt động của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa bên trong cơ thể cũng thay đổi dễ dẫn đến các bệnh lý khi có tuổi.
Vì trên thực tế, tuổi sinh học có thể trẻ hoặc già hơn tuổi thật là còn tùy thuộc vào di truyền, chế độ ăn và lối sống sinh hoạt hàng ngày. Trong cuộc sống nếu chúng ta tích lũy sai lầm quá nhiều sẽ dẫn đến già trước tuổi và nhiều bệnh xuất hiện sớm hơn so với tuổi sinh học.
Nguyên tắc của chế độ dinh dưỡng cơ bản để chống lại sự lão hóa bao gồm: Chế độ ăn đủ năng lượng, đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng (nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng). Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hoá. Cách ăn uống phòng bệnh thiếu máu, thiếu vi chất, loãng xương, tim mạch, đái tháo đường, béo phì và ung thư. Dinh dưỡng ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.
Chúng ta cần có chế độ ăn cân đối và đa dạng, đảm đủ năng lượng, tránh để bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân béo phì vì cả hai tình trạng này đều dẫn đến những bệnh lý làm giảm tuổi thọ. Người bị suy dinh dưỡng sẽ dễ bị các bệnh nhiễm trùng, người thừa cân sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, cao huyết áp…
Một yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa chính là sự hủy hoại của các gốc tự do (chất oxy hóa). Điều này được xem là nguyên nhân của quá trình lão hóa và các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường…
Do đó, người cao tuổi rất dễ bị những căn bệnh thoái hóa do gốc tự do gây ra như ung thư, tim mạch, đái tháo đường, thoái hóa võng mạc, kể cả suy giảm trí nhớ.
Bởi vậy, chúng ta cần ăn nhiều thực phẩm cho chất chống oxy hóa, trong đó kể đến như, mầm giá đỗ, dầu thực vật và các loại hạt nhiều dầu… giàu vitamin E. Đây là chất chống oxy hóa tan trong chất béo phong phú nhất trong cơ thể.
Tăng cường rau quả tươi, đặc biệt là bưởi, cam, táo, ổi, sơ-ri, cóc chín, đu đủ chín… giàu vitamin C. Đây cũng là chất chống oxy hóa tan trong nước phong phú nhất trong cơ thể, hoạt động chủ yếu ở dịch tế bào. Beta-caroten là chất chống oxy hóa tan trong chất béo, có nhiều trong các loại củ quả có màu vàng hoặc cam (cà rốt, bí đỏ, đu đủ chín, xoài chín…) hoặc rau lá xanh đậm (cải thìa, rau muống, rau ngót, rau lang, rau dền, bông cải xanh).
Tương tự, tăng cường tập luyện trí não thường xuyên để có trí não sắc bén là "sử dụng nó, hoặc mất nó". Nên thường xuyên rèn luyện trí não bằng cách giải câu đố, học điều mới đều đặn là những cách tác động tích cực lên khả năng trí não. Tập thói quen đọc sách ngay từ lúc trẻ để giúp củng cố chức năng nhận thức trong những thập niên về sau.
Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ có nhiều cơ hội chọn lựa phương pháp điều trị và cơ hội chữa khỏi rất cao. Nếu có điều kiện nên kiểm tra huyết áp, kiểm tra đường huyết, lipid máu (mỡ máu) theo định kỳ. Khi đã biết mình mắc một bệnh nào đó do bác sĩ khám bệnh tìm ra và kê đơn điều trị thì cần tuân thủ, không nên tự mua thuốc để điều trị hoặc tự động thay đổi liều lượng thuốc.
Cần có một cuộc sống cân bằng, vì thế cần có sự sắp xếp cần thiết về thời gian, công việc, nghỉ ngơi, thoải mái tinh thần, cố gắng dung hòa những điều tốt lẫn điều xấu để có thể tìm thấy sự bình yên hay cân bằng trong cuộc sống, giữ gìn sức khỏe, có lối sống lành mạnh và điều độ có thể sẽ giúp phòng bệnh và kéo dài tuổi thọ.
Lưu ý cách ăn uống và lối sống trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta hôm nay, và những gì ta làm hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chính mình. Do đó, để có một cơ thể khỏe mạnh, dáng vóc trẻ trung, sức khỏe dẻo dai và trí óc minh mẫn khi có tuổi thì chúng ta cần có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thích hợp ngay từ khi còn trẻ.
Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của sự lão hóa là thay đổi của da và tóc. Da mất dần lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn làm da khô hơn, giảm tính đàn hồi, dễ bị nhăn, đặc biệt là vùng quanh mắt. Da xuất hiện những đốm đồi mồi do sự tích tụ của sắc tố melanin. Tóc mất dần sắc tố và chuyển sang hoa râm.
Các cơ quan của cơ thể cũng thay đổi: Giảm khối xương, giảm khối cơ, giảm nước và tăng khối mỡ. Khoảng 35 tuổi ở cả nam và nữ, xương sẽ mất dần canxi và giảm mật độ có thể gây loãng xương. Đốt sống bị mỏng cũng làm giảm chiều cao. Sự hóa vôi đốt sống làm thay đổi dáng của cột sống, cột sống trở nên cứng hơn. Do đó, khi có tuổi người ta thường thấp đi, lưng khòm hơn, dáng đi giảm sự uyển chuyển, kém linh hoạt.
Sự teo cơ khi có tuổi cũng làm giảm độ chắc cơ và sức cơ. Ngược lại, sự tích mỡ tăng lên và thường tập trung ở vùng bụng không chỉ làm mất vòng eo thon thả thời thiếu nữ, vòng bụng rắn chắc thời thanh niên của đấng mày râu mà còn là nguy cơ của các căn bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ. Bên cạnh đó, các hoạt động trí não, hoạt động của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa bên trong cơ thể cũng thay đổi dễ dẫn đến các bệnh lý khi có tuổi.
Bí quyết sống thọ và trẻ hóa, đảo ngược quá trình lão hóa
Việc thay đổi lối sống, cụ thể là chế độ ăn uống, giấc ngủ và tập thể dục, kết hợp với các biện pháp can thiệp như bài tập thư giãn và thực phẩm chức năng bổ sung, có thể đảo ngược quá trình lão hóa.Vì trên thực tế, tuổi sinh học có thể trẻ hoặc già hơn tuổi thật là còn tùy thuộc vào di truyền, chế độ ăn và lối sống sinh hoạt hàng ngày. Trong cuộc sống nếu chúng ta tích lũy sai lầm quá nhiều sẽ dẫn đến già trước tuổi và nhiều bệnh xuất hiện sớm hơn so với tuổi sinh học.
Dưới đây là bí quyết bạn có thể tham khảo và thực hiện
- Chế độ dinh dưỡng
Để kéo dài sự trẻ trung, nghĩa là vẫn giữ được một thể chất khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn khi có tuổi, chính là chế độ dinh dưỡng chống lão hóa ngay từ khi còn trẻ.Nguyên tắc của chế độ dinh dưỡng cơ bản để chống lại sự lão hóa bao gồm: Chế độ ăn đủ năng lượng, đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng (nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng). Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất chống oxy hoá. Cách ăn uống phòng bệnh thiếu máu, thiếu vi chất, loãng xương, tim mạch, đái tháo đường, béo phì và ung thư. Dinh dưỡng ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.
Chúng ta cần có chế độ ăn cân đối và đa dạng, đảm đủ năng lượng, tránh để bị suy dinh dưỡng hoặc thừa cân béo phì vì cả hai tình trạng này đều dẫn đến những bệnh lý làm giảm tuổi thọ. Người bị suy dinh dưỡng sẽ dễ bị các bệnh nhiễm trùng, người thừa cân sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường, cao huyết áp…
Một yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa chính là sự hủy hoại của các gốc tự do (chất oxy hóa). Điều này được xem là nguyên nhân của quá trình lão hóa và các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường…
Do đó, người cao tuổi rất dễ bị những căn bệnh thoái hóa do gốc tự do gây ra như ung thư, tim mạch, đái tháo đường, thoái hóa võng mạc, kể cả suy giảm trí nhớ.
Bởi vậy, chúng ta cần ăn nhiều thực phẩm cho chất chống oxy hóa, trong đó kể đến như, mầm giá đỗ, dầu thực vật và các loại hạt nhiều dầu… giàu vitamin E. Đây là chất chống oxy hóa tan trong chất béo phong phú nhất trong cơ thể.
Tăng cường rau quả tươi, đặc biệt là bưởi, cam, táo, ổi, sơ-ri, cóc chín, đu đủ chín… giàu vitamin C. Đây cũng là chất chống oxy hóa tan trong nước phong phú nhất trong cơ thể, hoạt động chủ yếu ở dịch tế bào. Beta-caroten là chất chống oxy hóa tan trong chất béo, có nhiều trong các loại củ quả có màu vàng hoặc cam (cà rốt, bí đỏ, đu đủ chín, xoài chín…) hoặc rau lá xanh đậm (cải thìa, rau muống, rau ngót, rau lang, rau dền, bông cải xanh).
- Tăng cường tập luyện thể lực và trí não thường xuyên
Việc tăng cường tập luyện thể lực thường xuyên sẽ giúp phát triển khối cơ, giảm khối mỡ, chắc xương, hạn chế mất cơ, tích mỡ và loãng xương khi có tuổi, giúp giữ dáng vóc trẻ trung. Vận động còn giúp tăng tuần hoàn đến các cơ quan, làm da dẻ hồng hào, tăng khả năng hoạt động trí não. Nên áp dụng các hình thức vận động ưa thích và phù hợp với sức khỏe để có thể duy trì vận động thường xuyên.Tương tự, tăng cường tập luyện trí não thường xuyên để có trí não sắc bén là "sử dụng nó, hoặc mất nó". Nên thường xuyên rèn luyện trí não bằng cách giải câu đố, học điều mới đều đặn là những cách tác động tích cực lên khả năng trí não. Tập thói quen đọc sách ngay từ lúc trẻ để giúp củng cố chức năng nhận thức trong những thập niên về sau.
- Chủ động phòng bệnh và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm
Chúng ta không thể đạt bất cứ điều gì trong cuộc sống nếu như không có sức khỏe hay bị bệnh tật. Do đó chúng ta cần phòng bệnh, phát hiện bệnh sớm bằng cách nên đi khám bệnh định kỳ hàng năm, nhất là mỗi khi cơ thể có sự bất an.Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ có nhiều cơ hội chọn lựa phương pháp điều trị và cơ hội chữa khỏi rất cao. Nếu có điều kiện nên kiểm tra huyết áp, kiểm tra đường huyết, lipid máu (mỡ máu) theo định kỳ. Khi đã biết mình mắc một bệnh nào đó do bác sĩ khám bệnh tìm ra và kê đơn điều trị thì cần tuân thủ, không nên tự mua thuốc để điều trị hoặc tự động thay đổi liều lượng thuốc.
Cần có một cuộc sống cân bằng, vì thế cần có sự sắp xếp cần thiết về thời gian, công việc, nghỉ ngơi, thoải mái tinh thần, cố gắng dung hòa những điều tốt lẫn điều xấu để có thể tìm thấy sự bình yên hay cân bằng trong cuộc sống, giữ gìn sức khỏe, có lối sống lành mạnh và điều độ có thể sẽ giúp phòng bệnh và kéo dài tuổi thọ.
Lưu ý cách ăn uống và lối sống trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta hôm nay, và những gì ta làm hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chính mình. Do đó, để có một cơ thể khỏe mạnh, dáng vóc trẻ trung, sức khỏe dẻo dai và trí óc minh mẫn khi có tuổi thì chúng ta cần có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thích hợp ngay từ khi còn trẻ.
Tác giả bài viết: BS. CKII. Lê Thúy Phượng
Nguồn tin: suckhoedoisong.vn
Ý kiến bạn đọc
Tin tức khác?
Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...
Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...
Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...
Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...