Biện pháp giúp người bệnh đái tháo đường không bị tăng đường huyết vào buổi sáng

05/04/2023 | Thông tin y dược
Biện pháp giúp người bệnh đái tháo đường không bị tăng đường huyết vào buổi sáng
Mặc dù người bệnh đái tháo đường đã kiểm soát tốt bệnh của mình nhưng vẫn cảm thấy khó chịu khi thức dậy với lượng đường trong máu tăng cao vào buổi sáng. Nguyên nhân có thể do hiện tượng tự nhiên gọi là 'hiệu ứng bình minh'.

1. Hiệu ứng bình minh là gì?

Hiệu ứng bình minh, còn được gọi là hiện tượng bình minh, đề cập đến lượng đường trong máu cao định kỳ trong khoảng thời gian từ 3 - 8 giờ sáng.

Vào buổi sáng, cơ thể chuẩn bị thức dậy và giải phóng một lượng lớn hormone. Những hormone đó có thể hoạt động chống lại insulin. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhẹ lượng đường trong máu, được gọi là "hiệu ứng bình minh" hay "hiện tượng bình minh".
 

duong mau

TS. Jeff Stanley, chuyên gia bệnh đái tháo đường tại Mỹ cho biết, hiện tượng tự nhiên này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe ở người bình thường do cơ thể tự sản xuất một lượng nhỏ insulin để khắc phục vấn đề. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân đái tháo đường, nó có thể trở thành một thách thức lớn hơn.

Nguyên nhân do cơ thể của họ không có khả năng điều chỉnh các thay đổi insulin một cách tự nhiên suốt đêm. Điều này tạo ra lượng đường trong máu cao liên tục vào buổi sáng. Hiện tượng này xảy ra ở 50% người bệnh mắc đái tháo đường type 2.

Ở người bệnh đái tháo đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không có khả năng sử dụng insulin một cách thích hợp nên sẽ trải qua những ảnh hưởng của việc có lượng đường trong máu cao. Bao gồm buồn nôn, nôn, ngất xỉu, mệt mỏi, cơn khát dữ dội...

2. Cách ngăn ngừa tăng đường huyết do hiệu ứng bình minh cho người bệnh đái tháo đường

2.1. Kiểm tra lượng đường máu thường xuyên

Kiểm tra lượng đường trong máu trước khi đi ngủ, vào giữa đêm và ngay khi vừa thức dậy.

Theo TS. Stanley, biết được thời điểm lượng đường trong máu tăng đột biến là bước đầu tiên để xác định nguyên nhân và biện pháp tốt nhất để chống lại hiệu ứng bình minh.
 

kiem tra duong huyet

Nếu lượng đường trong máu cao vào ban đêm, có thể là do bạn ăn quá muộn hoặc có thể do thuốc trị tiểu đường. Nếu bạn có lượng đường trong máu cao vào buổi sáng, có thể liều lượng thuốc được dùng trước đó đã hết tác dụng. Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thay đổi liều lượng hay thời gian tiêm vào ban đêm.

Nếu gặp khó khăn trong việc theo dõi liều lượng insulin hoặc thời gian tiêm, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng máy bơm insulin. Đây là những thiết bị cung cấp insulin liên tục qua một ống nhựa nhỏ và có thể cung cấp insulin nhanh hơn so với tiêm, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ. Điều này có thể giúp giảm lượng đường trong máu tăng cao liên quan đến hiệu ứng bình minh.

2.2. Tập thể dục buổi tối

Tập thể dục vào buổi chiều hoặc buổi tối, đặc biệt là sau bữa ăn, có thể có tác động tích cực đến lượng đường trong máu vào sáng hôm sau.

Trên thực tế, một nghiên cứu ngẫu nhiên vào tháng 2 năm 2019 trên ‌Diabetologia‌ đã phát hiện ra rằng, tập luyện cường độ cao vào buổi chiều hiệu quả hơn tập luyện cường độ cao vào buổi sáng, trong việc cải thiện lượng đường trong máu ở nam giới mắc bệnh đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để xác định thời điểm tập thể dục lý tưởng nhất để kiểm soát lượng đường trong máu.

Một số bài tập tốt để tránh tăng đột biến lượng đường trong máu buổi sáng bao gồm: Đi dạo, yoga, bơi lội, thái cực quyền...

2.3. Lựa chọn thực phẩm ít carbs

Lên kế hoạch trước cho các bữa ăn để đảm bảo lượng đường trong máu ổn định trong ngày.

TS. Stanley cho biết, ăn theo chế độ ít carbs, nhiều chất béo với nhiều loại rau chứa ít tinh bột, như rau bina, cải xoăn và bông cải xanh, có thể giúp bình thường hóa lượng đường trong máu suốt cả ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn tối sớm hơn vào buổi tối và tránh ăn vặt nhiều carbs trước khi đi ngủ.
 

20201108 190048 521008 Carbohydrate 23 max 1800x1800

 

4. Ngủ đủ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm

Ngủ ít nhất sáu tiếng có thể giúp giảm nồng độ cortisol trong cơ thể, điều này có tác động tích cực đến mức insulin. Một nghiên cứu vào tháng 11 năm 2015 trên ‌Sleep Science‌ đã phát hiện ra, sự gia tăng nồng độ cortisol trong thời gian thiếu ngủ.

Theo Đại học California San Francisco, Mỹ, nếu mức cortisol trong cơ thể quá cao, có thể gây kháng insulin, nghĩa là bạn sẽ phải dùng nhiều insulin hơn nếu bị đái tháo đường.

Chính vì vậy, bạn nên ngủ ít nhất 6 đến 8 tiếng mỗi đêm và đi ngủ trước nửa đêm nhằm giúp giảm cortisol và cải thiện chỉ số đường huyết.

Tác giả bài viết: Lê Mỹ Giang

Nguồn tin: Báo Sức khỏe và Đời sống

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý trào ngược dạ...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?