Các biện pháp phòng ngừa khởi phát cơn hen

29/06/2023 | Thông tin y dược
Các biện pháp phòng ngừa khởi phát cơn hen
Nhiều người mắc hen thường chữa trị bệnh bằng các phương pháp dân gian, tuy nhiên những cách này không chỉ không hiệu quả mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.

Triệu chứng của bệnh hen

Bệnh hen là bệnh lý mãn tính ở đường hô hấp gây ra bởi các dị nguyên hoặc các yếu tố kích thích. Khi cơn hen xuất hiện, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ phù nề, tăng tiết dịch nhầy và dễ bị kích ứng. Sự co thắt sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại. Từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi gây nên triệu chứng khó thở, thở khò khè.

Một số biểu hiện của bệnh bao gồm:

- Phù nề phế quản

- Tăng tiết dịch phế quản

- Ho, khó thở, đặc biệt là về đêm gần sáng

- Tức ngực

Nguyên nhân và các yếu tố gây khởi phát cơn hen

Vì sao bị lên cơn hen? Có rất nhiều nguyên nhân gây khởi phát cơn hen. Trong đó có nguyên nhân do dị ứng là nguyên nhân thường gặp nhất. Nguyên nhân dị ứng có thể do phấn hoa, bụi, bọ nhà, vật nuôi, thay đổi thời tiết, bụi lông trong các nhà máy…. Hoặc do thực phẩm như hải sản, tôm, cua…
Ngoài ra còn do các yếu tố không dị ứng như nhiễm khuẩn, stress hay gắng sức.

Với bệnh nhân hen, việc tiếp xúc với các yếu tố kích thích đều có thể gây khởi phát cơn hen.
con hen 168760087686246177213
Người bệnh cần luôn mang theo thuốc xịt cấp cứu bên người để phòng ngừa cơn hen khởi phát.

Bệnh hen có chữa khỏi được không?

Hiện nay chưa có loại thuốc hay phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh hen. Tuy nhiên có những thuốc dự phòng để giúp bệnh nhân không khởi phát cơn hen cấp tính.

Để điều trị bệnh, bác sĩ cần căn cứ vào kết quả đo chức năng hô hấp và các triệu chứng lâm sàng. Từ đó đưa ra chẩn đoán bậc hen và có phác đồ điều trị phù hợp. Tùy từng giai đoạn bệnh là cấp hay mãn tính, mỗi bệnh nhân được phân bậc khác nhau để có phác đồ điều trị cụ thể.

Nhiều bệnh nhân hen dùng các thuốc nam, hay các phương pháp dân gian như mèo đen để chữa hen. Điều này không những không có tác dụng mà còn gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe. Việc sử dụng các thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc có thể sẽ chứa corticoid dễ gây hội chứng giả Cushing hoặc loãng xương, viêm dạ dày. Khi dùng kéo dài hay sử dụng các thuốc không đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình sản xuất dễ nhiễm nấm mốc, vi khuẩn dẫn đến ngộ độc, suy gan, suy thận…

Bệnh hen có nguy hiểm không?

Bệnh hen có lây không? Bệnh hen không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh hen không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí có thể gây ra những cơn khó thở cấp tính, suy hô hấp, hôn mê, tử vong.

Để phòng ngừa bệnh hen và các cơn hen, người bệnh cần tránh các yếu tố gây kích ứng. Như khói bụi, thực phẩm gây dị ứng, phấn hoa…

Kết hợp luyện tập thể dục nhẹ nhàng và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Người mắc bệnh nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, Omega-3, trái cây tươi, rau xanh…

Ngoài ra nên tránh các đồ ăn nhiều calo, chất kích thích. Hay đồ ăn chứa nhiều muối, thực phẩm chứa sulfites…

Bên cạnh đó người bệnh cần tránh lo âu, căng thẳng quá mức. Đồng thời thăm khám sức khỏe định kỳ, sử dụng thuốc xịt dự phòng hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Và luôn mang theo thuốc xịt cấp cứu bên người để đề phòng khởi phát cơn hen.

Tác giả bài viết: ThS.BS Võ Thị Kim Tương

Nguồn tin: suckhoedoisong.vn

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?