Dấu hiệu rối loạn nhịp tim ở người bệnh COPD
07/08/2023 | Thông tin y dược
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý thường gặp, tỷ lệ mắc cao và tỷ lệ tử vong tăng dần theo tuổi. Nhiều nguy cơ của người bệnh COPD có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim, suy hô hấp...
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) vào năm 2020 có khoảng 300 triệu người mắc bệnh COPD trên toàn cầu. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Trong các nguyên nhân gây tử vong ở người bệnh COPD thì rối loạn nhịp tim là một trong những nguyên nhân chính. Ước tính tỷ lệ bệnh lý tim mạch của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm từ 24 - 33%, còn tỷ lệ rối loạn nhịp tim khoảng 4,7 - 15%. Khi đó sẽ tăng nguy cơ tử vong lên 2 - 3 lần so với những người bệnh không mắc.
Nguy cơ rối loạn nhịp tim ở người bệnh COPD
Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về điện học của tim, có thể là bất thường về tạo nhịp hoặc bất thường về dẫn truyền điện học của tim. Nhịp tim bình thường ở trạng thái nghỉ từ 60 – 90 lần/phút. Các rối loạn nhịp tim có thể gặp như: Nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh nhĩ đa ổ, nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh thất, rung nhĩ...
Nhiều nguy cơ của người bệnh COPD có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim như: Suy hô hấp (có thể do thiếu oxy máu hoặc do tăng khí CO2 máu), độ tuổi, tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào, sử dụng thuốc điều trị COPD (thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn Salbutamol, Theophilin (Theostate), chức năng phổi quá kém (FEV1 thấp). Những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch từ trước như nhồi máu cơ tim, suy tim... Rối loạn điện giải, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý tuyến giáp (Basedow, cường giáp).
Nhiều nguy cơ của người bệnh COPD có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim như: Suy hô hấp (có thể do thiếu oxy máu hoặc do tăng khí CO2 máu), độ tuổi, tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào, sử dụng thuốc điều trị COPD (thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn Salbutamol, Theophilin (Theostate), chức năng phổi quá kém (FEV1 thấp). Những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch từ trước như nhồi máu cơ tim, suy tim... Rối loạn điện giải, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý tuyến giáp (Basedow, cường giáp).
Dấu hiệu rối loạn nhịp tim ở người bệnh COPD
Vì có nhiều loại rối loạn nhịp tim, do đó tùy vào từng loại rối loạn nhịp tim sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, một số dấu hiệu sau đây có thể gợi ý bị rối loạn nhịp tim. Cảm giác hồi hộp đánh trống ngực, đặc biệt là sau khi xúc động và gắng sức. Cảm giác khó thở, khó chịu ở vùng ngực, một số trường hợp có thể đau ngực, đau ngực tại vùng trước tim, đau tăng lên khi vận động, đi lại. Cảm giác tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đỏ bừng mặt... Nặng hơn một số trường hợp có thể xuất hiện ngất xỉu.
Câu hỏi của nhiều người bị bệnh COPD là tôi phải làm kỹ thuật nào để giúp chẩn đoán rối loạn nhịp tim? Thực tế cho thấy nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, đặc biệt là rối loạn nhịp tim ở người bệnh COPD là rất cao, do đó cần phát hiện sớm và hạn chế các nguy cơ để có thể điều trị kịp thời.
Những bệnh nhân COPD phải tái khám định kỳ hàng tháng. Người bệnh COPD cần làm điện tim đồ 3 tháng/lần và các siêu âm tim, holter điện tim, điện tim gắng sức... nếu nghi ngờ bệnh lý tim mạch, cần đánh giá các rối loạn điện giải, mỡ máu... nếu có dấu hiệu nghi ngờ.
Đo chức năng hô hấp 3 tháng/lần. Hơn nữa người bệnh tuyệt đối không được hút thuốc lá, cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, không được tự ý tăng liều thuốc hoặc lạm dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc giãn phế quản và kháng sinh (vì một số nhóm thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng tới nhịp tim nếu dùng lâu dài).
Câu hỏi của nhiều người bị bệnh COPD là tôi phải làm kỹ thuật nào để giúp chẩn đoán rối loạn nhịp tim? Thực tế cho thấy nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, đặc biệt là rối loạn nhịp tim ở người bệnh COPD là rất cao, do đó cần phát hiện sớm và hạn chế các nguy cơ để có thể điều trị kịp thời.
Những bệnh nhân COPD phải tái khám định kỳ hàng tháng. Người bệnh COPD cần làm điện tim đồ 3 tháng/lần và các siêu âm tim, holter điện tim, điện tim gắng sức... nếu nghi ngờ bệnh lý tim mạch, cần đánh giá các rối loạn điện giải, mỡ máu... nếu có dấu hiệu nghi ngờ.
Đo chức năng hô hấp 3 tháng/lần. Hơn nữa người bệnh tuyệt đối không được hút thuốc lá, cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, không được tự ý tăng liều thuốc hoặc lạm dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc giãn phế quản và kháng sinh (vì một số nhóm thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng tới nhịp tim nếu dùng lâu dài).
Tác giả bài viết: ThS. BS. Nguyễn Đức Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
Tin tức khác?
Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...
Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...
Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...
Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...