Hội chứng ruột kích thích là gì? Cách điều trị cần biết
05/06/2023 | Thông tin y dược
Hội chứng ruột kích thích là bệnh rối loạn chức năng, nghĩa là chức năng của ruột bị rối loạn mà chúng ta không quan sát thấy tổn thương bất thường trên nội soi hay chẩn đoán hình ảnh nào khác.
1. Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là bệnh khá thường gặp (gặp ở 10-15% dân số trưởng thành Mỹ, 9-23% dân số thế giới). Gọi là hội chứng, nghĩa là gồm nhiều triệu chứng đồng thời chứ không phải là một dấu hiệu riêng lẻ, như chướng bụng, hay đánh hơi, cảm giác mệt mỏi.
Bệnh nhân IBS thường có thêm đau cơ khớp, trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính. Thường ở người trẻ, xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ.
Bệnh nhân IBS thường có thêm đau cơ khớp, trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính. Thường ở người trẻ, xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ.
2. Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
Bệnh nhân IBS thường có nhu động ruột không bình thường. Khi ruột tăng vận động, thức ăn được di chuyển quá nhanh qua ruột, nước sẽ không được tái hấp thu đầy đủ nên lòng ruột có nhiều nước, sẽ hình thành phân lỏng, người bệnh đi ngoài phân lỏng.
Ngược lại nếu ruột bị ‘lười’ vận động, thức ăn di chuyển quá chậm trong ruột, nước sẽ được tái hấp thu vào mạch máu quá nhiều, khi đó phân sẽ cứng và người bệnh bị táo bón.
Ngược lại nếu ruột bị ‘lười’ vận động, thức ăn di chuyển quá chậm trong ruột, nước sẽ được tái hấp thu vào mạch máu quá nhiều, khi đó phân sẽ cứng và người bệnh bị táo bón.
Một số nguyên nhân có thể dẫn tới IBS:
Thay đổi chức năng trong não sau những sang chấn tâm lý, lo lắng, căng thẳng, hoảng sợ …
Không thể dung nạp một số loại thức ăn: hydratcarbon chuỗi ngắn, gluten, sữa và các sản phẩm của sữa
Sau nhiễm trùng: viêm nhiễm, thay đổi khả năng hấp thu của ruột, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột
Bất thường trong chuyển hóa serotonin
Thay đổi về gen
Nhiều người bệnh khi thấy có bất thường đại tiện hay lo lắng mình có thể bị mắc ung thư, việc lo lắng lại càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.
3. Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích được chẩn đoán theo tiêu chuẩn sau: Đau bụng, khó chịu vùng bụng trong ít nhất 3 ngày/tháng trong 3 tháng qua, đi kèm với ít nhất 2 trong số các dấu hiệu sau: cảm thấy thoải mái sau khi đi đại tiện, đau bụng liên quan đến thay đổi số lần đi đại tiện hoặc thay đổi hình thái phân.
Thay đổi đại tiện, được chia thành các nhóm:
IBS D: thể tiêu chảy
IBS C: thể táo bón
IBS M: thể hỗn hợp
IBS U: không xếp được vào 3 thể trên
Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng nhưng cần làm thêm xét nghiệm như nội soi tiêu hóa để loại trừ các tổn thương thực thể tại đường ruột (ung thư, bệnh viêm ruột mạn tính - IBD).
Thay đổi đại tiện, được chia thành các nhóm:
IBS D: thể tiêu chảy
IBS C: thể táo bón
IBS M: thể hỗn hợp
IBS U: không xếp được vào 3 thể trên
Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng nhưng cần làm thêm xét nghiệm như nội soi tiêu hóa để loại trừ các tổn thương thực thể tại đường ruột (ung thư, bệnh viêm ruột mạn tính - IBD).
4. Điều trị hội chứng ruột kích thích
Trị liệu không dùng thuốc
Điều chỉnh chế độ ăn: Tăng thức ăn xơ, giúp cho cả táo bón và tiêu chảy
Chất xơ không hòa tan như cellulose hay psyllium giúp cải thiện táo bón
Chất xơ hòa tan như pectin giúp giảm tiêu chảy
- Chế độ ăn ít FOODMAP: Các thức ăn này nếu không được tiêu hóa kỹ ở ruột non chúng đi xuống đại tràng, ở đó vi khuẩn sẽ lên men rồi sinh hơi, sẽ làm tăng triệu chứng của bệnh. Cần hạn chế các thức ăn như:
Trái cây: Táo, xốt táo, mơ, mâm xôi đen, quả mâm xôi lai, anh đào, hoa quả đóng hộp, chà là, sung, lê, đào, dưa hấu.
Các chất làm ngọt: Fructose, mật ong, xi rô bắp cao phân tử, xylitol, mannitol, maltitol, sorbitol, mỳ chính.
Các sản phẩm sữa: Sữa (từ bò, dê và cừu), kem, các loại sữa chua, kem chua, các loại pho mát tươi và mềm (cottage, ricotta..) và các loại thực phẩm chức năng bổ sung whey protein.
Rau củ: Atisô, măng tây, bông cải xanh, củ dền, cải Brussels, cải bẹ trắng, súp lơ, tỏi, hạt thì là, tỏi tây, nấm, đậu bắp, hành, đậu, hẹ tây.
Cây họ đậu: Đậu hạt, đậu gà, đậu lăng, đậu thận đỏ, đậu nướng, đậu nành.
Lúa mì: Bánh mì, mì ống, các loại ngũ cốc ăn sáng, bánh tortilla, bánh waffle, bánh kếp, bánh quy.
Các loại ngũ cốc khác: Đại mạch, lúa mạch đen.
Đồ uống: Bia, rượu vang (rượu nâng độ), cà phê, các loại đồ uống với xi-rô bắp cao phân tử, sữa, sữa đậu nành, nước hoa quả.
- Giảm đồ ăn nhiều béo, cay:
Ăn đều đặn, cân đối thành phần thức ăn, số lượng ăn vừa phải. Không nên ăn thất thường, hình thức ăn quá đa dạng …
Ghi lại nhật ký ăn uống, nhận diện những thức ăn có thể gây triệu chứng và tránh dùng thức ăn đó.
Hạn chế đưa khí vào trong dạ dày: Không nhai kẹo cao su, không uống nước trong khi nhai hay nuốt thức ăn, không uống nhiều nước trong bữa ăn, hạn chế nhấp hụm nước nóng (nhấp hụm trà).
Thay đổi lối sống và giảm căng thẳng:
Tập thể dục thường xuyên
Thực hành thiền, chánh niệm
Nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ
Áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
Thực hành thôi miên cho ruột
Duy trì giấc ngủ tốt
Ghi chép lại trải nghiệm để tránh những thức ăn làm tăng triệu chứng
Vật lý trị liệu: Cho những trường hợp có nền khung chậu yếu: bài tập cho vùng khung chậu (yoga).
Tác giả bài viết: Tổng hợp
Nguồn tin: suckhoedoisong.vn
Ý kiến bạn đọc
Tin tức khác?
Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...
Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...
Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...
Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...