Hội thảo xây dựng chính sách chi trả BHYT với chế phẩm Cốm vị thuốc
30/07/2019 | Thông tin y dược
Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về kinh nghiệm sử dụng và chính sách chi trả bảo hiểm y tế đối với dạng chế phẩm cốm vị thuốc đã được Vụ Bảo hiểm Y tế - Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào 2 ngày 15 và 17 tháng 7 năm 2019
Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về kinh nghiệm sử dụng và chính sách chi trả bảo hiểm y tế đối với dạng chế phẩm cốm vị thuốc đã được Vụ Bảo hiểm Y tế - Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào 2 ngày 15 và 17 tháng 7 năm 2019, với sự tham dự của các chuyên gia đầu ngành về y học cổ truyền và một số doanh nghiệp y học cổ truyền hàng đầu tại Việt Nam. Hội thảo này nằm trong chuỗi hoạt động của Bộ Y tế, nhằm đánh giá về chính sách chi trả bảo hiểm y tế đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại Việt Nam trong tương quan với các nước trong khu vực. Dược sỹ chuyên khoa II Trần Bình Duyên - Phó giám đốc Công ty Cổ phần Dược liệu Việt Nam đã tham dự và phát biểu tại hội thảo này.
Cốm vị thuốc được sản xuất từ vị thuốc phiến, được chế biến theo y lý của Y học cổ truyền, sau đó được chiết sắc với nước theo tỷ lệ đúng với y lý quy định cho từng vị thuốc, và áp dụng công nghệ bào chế thuốc hiện đại tạo thành dạng cốm hòa tan trong nước. Với dạng bào chế này, cốm vị thuốc có lợi thế đặc biệt về duy trì hiệu quả của thuốc truyền thống, chất lượng dễ dàng được kiểm nghiệm, dễ dàng kê đơn, dạng dùng nhỏ gọn, giảm thể tích thuốc uống và có thể sử dụng linh hoạt trong mọi điều kiện, phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Tại hội thảo, các chuyên gia đầu ngành về y học cổ truyền đã đánh giá về vai trò của chế phẩm Cốm vị thuốc trong sự phát triển của ngành Đông y trong khu vực và tại Việt Nam. Dù mới được phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây, song đến nay chế phẩm cốm vị thuốc đã và đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều nước có nền đông y phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Các chuyên gia y tế cũng cho biết, hiện nay Trung Quốc đã phát triển hơn 700 loại cốm vị thuốc và đưa vào danh mục bảo hiểm y tế quốc gia. Năm 2018, doanh số cốm vị thuốc tại Trung Quốc đạt trên 2,5 tỷ USD. Tại Nhật bản, Hàn Quốc và Đài Loan, các vị cốm đơn cũng đã được đưa vào danh mục bảo hiểm quốc gia.
Còn tại Việt Nam, nhiều công ty đã tiến hành sản xuất và thử nghiệm các cốm vị thuốc đông dược và đang tiến hành đăng ký cốm vị thuốc dưới dạng nguyên liệu làm thuốc. Theo đánh giá, ngành công nghiệp sản xuất cốm vị thuốc mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Đó là ưu thế vượt trội so với thuốc phiến truyền thống cả về công năng chủ trị cũng như sự tiện lợi, giám sát đảm bảo chất lượng. Việc phát triển ngành công nghiệp này sẽ tạo cơ hội cho sự phát triển ngành thuốc có nguồn gốc dược liệu Việt Nam, tạo điều kiện xuất khẩu thành phẩm cốm đơn ra thế giới, phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt cây dược liệu, đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm và thực tiễn của các quốc gia đi trước, các chuyên gia y tế cũng đã đề xuất các kiến nghị gồm:
- Cốm vị thuốc đông dược cần được coi là nguyên liệu làm thuốc và phải được sản xuất trên dây chuyền đạt GMP
- Bộ Y tế cần ban hành bộ tiêu chuẩn về cốm vị thuốc đông dược, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng.
- Tạo điều kiện để quá trình đăng ký dạng cốm vị thuốc đông dược được thuận lợi, nhanh chóng.
- Xem xét thanh toán bảo hiêm y tế đối với cốm vị thuốc.
- Tạo cơ hội để người dân có quyền tiếp cận với sản phẩm cốm vị thuốc, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao các sản phẩm y học cổ truyền trong điều trị bệnh cho nhân dân
Cốm vị thuốc được sản xuất từ vị thuốc phiến, được chế biến theo y lý của Y học cổ truyền, sau đó được chiết sắc với nước theo tỷ lệ đúng với y lý quy định cho từng vị thuốc, và áp dụng công nghệ bào chế thuốc hiện đại tạo thành dạng cốm hòa tan trong nước. Với dạng bào chế này, cốm vị thuốc có lợi thế đặc biệt về duy trì hiệu quả của thuốc truyền thống, chất lượng dễ dàng được kiểm nghiệm, dễ dàng kê đơn, dạng dùng nhỏ gọn, giảm thể tích thuốc uống và có thể sử dụng linh hoạt trong mọi điều kiện, phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Tại hội thảo, các chuyên gia đầu ngành về y học cổ truyền đã đánh giá về vai trò của chế phẩm Cốm vị thuốc trong sự phát triển của ngành Đông y trong khu vực và tại Việt Nam. Dù mới được phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước trở lại đây, song đến nay chế phẩm cốm vị thuốc đã và đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều nước có nền đông y phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Các chuyên gia y tế cũng cho biết, hiện nay Trung Quốc đã phát triển hơn 700 loại cốm vị thuốc và đưa vào danh mục bảo hiểm y tế quốc gia. Năm 2018, doanh số cốm vị thuốc tại Trung Quốc đạt trên 2,5 tỷ USD. Tại Nhật bản, Hàn Quốc và Đài Loan, các vị cốm đơn cũng đã được đưa vào danh mục bảo hiểm quốc gia.
Còn tại Việt Nam, nhiều công ty đã tiến hành sản xuất và thử nghiệm các cốm vị thuốc đông dược và đang tiến hành đăng ký cốm vị thuốc dưới dạng nguyên liệu làm thuốc. Theo đánh giá, ngành công nghiệp sản xuất cốm vị thuốc mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Đó là ưu thế vượt trội so với thuốc phiến truyền thống cả về công năng chủ trị cũng như sự tiện lợi, giám sát đảm bảo chất lượng. Việc phát triển ngành công nghiệp này sẽ tạo cơ hội cho sự phát triển ngành thuốc có nguồn gốc dược liệu Việt Nam, tạo điều kiện xuất khẩu thành phẩm cốm đơn ra thế giới, phát triển ngành nông nghiệp trồng trọt cây dược liệu, đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm và thực tiễn của các quốc gia đi trước, các chuyên gia y tế cũng đã đề xuất các kiến nghị gồm:
- Cốm vị thuốc đông dược cần được coi là nguyên liệu làm thuốc và phải được sản xuất trên dây chuyền đạt GMP
- Bộ Y tế cần ban hành bộ tiêu chuẩn về cốm vị thuốc đông dược, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng.
- Tạo điều kiện để quá trình đăng ký dạng cốm vị thuốc đông dược được thuận lợi, nhanh chóng.
- Xem xét thanh toán bảo hiêm y tế đối với cốm vị thuốc.
- Tạo cơ hội để người dân có quyền tiếp cận với sản phẩm cốm vị thuốc, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao các sản phẩm y học cổ truyền trong điều trị bệnh cho nhân dân
Tác giả bài viết: VIETMEC
Nguồn tin: VIETMEC
Ý kiến bạn đọc
Tin tức khác?
Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...
Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...
Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...
Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...