Người già 'chống đỡ' thế nào để vượt qua thời tiết giá rét?

01/02/2023 | Thông tin y dược
Bác sĩ Hà Quốc Hùng thăm khám cho bệnh nhân tại BV Lão khoa Trung ương. Ảnh: D.Hải
Bác sĩ Hà Quốc Hùng thăm khám cho bệnh nhân tại BV Lão khoa Trung ương. Ảnh: D.Hải
SKĐS - Bác sĩ Hà Quốc Hùng - Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu và quốc tế, Bệnh viện Lão khoa TW cho biết, thời tiết giá rét dễ làm trầm trọng hơn các bệnh của người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh nền, bệnh mạn tính.

Sau Tết Nguyên đán, thời tiết miền Bắc lạnh sâu, nhiều người cao tuổi phải nhập viện điều trị vì mắc các bệnh đường hô hấp, đột quỵ, bệnh lý tim mạch, cơ xương khớp...

Theo BS. Hà Quốc Hùng, trên cơ địa người già, các chức năng cơ quan, hệ miễn dịch đều suy giảm. Nhiều người có bệnh nền, đặc biệt là các bệnh lý về cơ xương khớp dễ tiến triển bệnh nặng hơn như viêm thấp khớp, thoái hóa khớp... gây đau đớn và giảm chất lượng sống của bệnh nhân.

Do vậy, BS. Hùng tư vấn, với những bệnh nhân đang được điều trị về cơ xương khớp, loãng xương thì cần uống thuốc thường xuyên và hạn chế ra ngoài khi trời lạnh, giữ đủ ấm, ngủ trong môi trường không có gió lùa.

Người cao tuổi nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống nước ấm, uống đủ nước. Trong thời tiết giá lạnh chỉ nên tập thể dục trong nhà, không đi ra ngoài trời sớm.

"Người cao tuổi mắc bệnh về xương khớp thì nên chọn phương pháp tập luyện phù hợp, tránh những động tác ảnh hưởng xấu đến khớp. Chẳng hạn người mắc thoái hóa khớp như khớp gối nên hạn chế đi bộ mà có thể tập tại chỗ", bác sĩ Hà Quốc Hùng khuyến cáo.
 

1
Bác sĩ Hà Quốc Hùng thăm khám cho bệnh nhân tại BV Lão khoa Trung ương. Ảnh: D.Hải

Cũng theo Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu và quốc tế, ở người già, hệ thống miễn dịch dần suy giảm dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, hay mắc các bệnh lý về tai – mũi - họng, bệnh hô hấp như viêm phổi cấp, viêm phế quản cấp.

Nếu trời lạnh, người già hút thuốc lá, thuốc lào, sưởi ẩm bằng củi, than thì khói bụi than, củi sẽ làm cho các bệnh lý hô hấp trên nặng lên với các biểu hiện ho, sốt, sổ mũi, tức ngực, khó thở rát họng...

Các bệnh về viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp ban đầu triệu chứng ho ít, sốt ít nhưng sẽ chuyển biến nặng một cách nhanh chóng.

Do vậy, để đề phòng các bệnh lý về đường hô hấp ở người cao tuổi trong mùa lạnh cũng cần đảm bảo dinh dưỡng, uống đủ nước và giữ ấm, vệ sinh mũi - họng, đánh răng hằng ngày, súc họng bằng nước muối ấm…

Với những bệnh nhân có bệnh nền như hen suyễn, viêm phế quản mạn tính được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị lâu dài cần tuân thủ chỉ định.

"Các bệnh ở người già triệu chứng ban đầu thường không điển hình nhưng diễn biến lại nhanh và nặng. Một số dấu hiệu của tai biến mạch máu não - biến chứng của tăng huyết áp hoặc đái tháo đường gồm cảm giác tê bì, người yếu, chóng mặt, nặng hơn là hôn mê, giảm các ý thức... Khi có triệu chứng như vậy thì người bệnh cần được phát hiện sớm và đưa đến các cơ sở y tế để chẩn đoán, điều trị kịp thời. Thực tế nhiều trường hợp vẫn có tâm lý chờ hết rét mới đi khám, khi đến viện đã nặng, khó khăn trong việc điều trị", bác sĩ Hà Quốc Hùng nhấn mạnh.

BSCKI Đào Hồng Ngự - Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cũng cho rằng, sự thay đổi thời tiết đột ngột là yếu tố nguy cơ đối với các bệnh lý đường hô hấp. Đặc biệt là đối với các trường hợp có sức đề kháng kém như: người cao tuổi, người có bệnh nền (điển hình như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản... rất dễ tổn thương khi thời tiết giao mùa).

Không khí đi vào cơ thể thường được các cơ quan hô hấp mũi, miệng sưởi ấm. Nếu không khí bị lạnh, việc sưởi ấm khó hiệu quả hơn.

Ngoài ra, thời tiết lạnh, thay đổi môi trường khiến khả năng bảo vệ tại chỗ của cơ thể bị giảm sút, đặc biệt đối với người có bệnh nền.

Bên cạnh đó, môi trường sống có chứa rất nhiều chất độc hại, ô nhiễm, càng tạo điều kiện cho các yếu tố nguy cơ phát huy tác nhân gây bệnh.

Trong điều kiện thời tiết giá rét như hiện tại, bác sĩ khuyến cáo người cao tuổi cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

  • Không hút thuốc, tránh tiếp xúc khói thuốc và môi trường nhiều khói bụi.
  • Ngoài ra, giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang trong môi trường lạnh ẩm và ô nhiễm. Điều trị sớm và triệt để các đợt nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Tập thể dục đều đặn, phù hợp với thể trạng sức khỏe, tuy nhiên, lưu ý không đi tập ngoài trời quá sớm, quá muộn.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối, đủ năng lượng.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm khuẩn, vi khuẩn đi xuống cơ quan hô hấp gây bệnh.
  • Tránh các thức ăn đã từng gây dị ứng hoặc có thành phần sulfite thường thấy trong chất bảo quản thực phẩm như hoa quả khô, bia rượu đã qua chế biến vì thường gây các cơn hen.
  • Tiêm vaccine phòng các bệnh đường hô hấp. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hô hấp, người bệnh cần đi khám chuyên khoa hô hấp để có chỉ định điều trị hợp lý, hiệu quả.

Tác giả bài viết: Dương Hải

Nguồn tin: Báo Sức khỏe và Đời sống

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý trào ngược dạ...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?