Nguyên tắc dùng rượu thuốc đúng và hiệu quả

10/03/2023 | Thông tin y dược
Nguyên tắc dùng rượu thuốc đúng và hiệu quả
Rượu thuốc (ngâm thuốc vào rượu) là một chế phẩm hết sức độc đáo của y học cổ truyền nhằm mục đích điều trị hoặc bảo vệ và tăng cường sức khỏe...

1. Thành phần và công dụng của rượu thuốc

Trong thành phần của rượu thuốc (dược tửu) có khi chỉ có một vị (rượu đơn) nhưng thường thì có khá nhiều vị được phối hợp với nhau để phát huy cao nhất tác dụng của thuốc (rượu kép). Công dụng của dược tửu phụ thuộc vào hai nhân tố là rượu và thuốc.

Việc lựa chọn các vị thuốc khác nhau sẽ tạo ra những loại rượu có tác dụng không giống nhau, nhưng vai trò của rượu trong thuốc thì không thể thiếu.
 

ruou thuoc 1 560x330

Các sách thuốc kinh điển trong y học cổ truyền như 'Thương hàn tạp bệnh luận', 'Thiên kim phương', 'Thái bình thánh huệ phương', 'Thánh tễ tổng lục'... đều đề cập đến rượu thuốc trên mọi phương diện, trong đó đặc biệt là cuốn 'Bản thảo cương mục' đã ghi lại kinh nghiệm sử dụng men rượu, rượu trắng, rượu nho, bã rượu, rượu ủ... trong hầu hết các chuyên khoa lâm sàng như nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, phụ khoa và ngũ quan khoa.

2. Các loại rượu thuốc

Có đến hàng nghìn phương rượu thuốc. Nếu căn cứ vào số vị thuốc trong phương, có thể chia ra làm hai loại: Rượu đơn (độc vị) và rượu kép (đa vị).

Nếu căn cứ vào công dụng, có thể chia ra làm hai loại lớn: Rượu bổ và rượu bệnh; hoặc chia ra làm nhiều loại khác nhau như rượu khu phong, rượu kiện tỳ, rượu bổ gân cốt, rượu thanh nhiệt lợi thấp, rượu giải cảm, rượu an thần, rượu bổ huyết, rượu bổ khí, rượu bổ dương, rượu bổ âm... Nếu căn cứ vào cách dùng có thể chia ra làm hai loại: Rượu uống trong và rượu dùng ngoài.
 

ruou thuoc benhvn

3. Nguyên tắc dùng rượu thuốc

Rượu thuốc cũng là dược phẩm (rượu và thuốc) nên khi dùng phải tuân thủ nguyên tắc:

  • Đúng bệnh
  • Đúng người
  • Đúng liều lượng
  • Không được tùy tiện và thái quá.

Nhiều người nghe mách dùng rượu ngâm với dược liệu này, dược liệu kia uống vào sức khỏe sẽ thế này thế kia là hoàn toàn sai về nguyên lý trong y học cổ truyền khi dùng rượu thuốc. Vì thế, để trị bệnh người bệnh phải được thầy thuốc chuyên khoa khám tỉ mỉ và chẩn đoán chính xác, sau đó mới chọn phương thuốc và bào chế cho phù hợp.
 

bai ruou thuoc tri liet duong 2

 

Ví dụ: Cùng là bệnh dương nuy (liệt dương), nhưng với những người thuộc thể bệnh âm hư thì loại dược tửu chọn dùng hoàn toàn khác so với thể bệnh dương hư...

Nếu để bồi bổ với mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe thì cũng phải căn cứ vào các đặc điểm của người dùng như tuổi tác, giới tính, thể chất... Nghĩa là, phải xác định được phần nào trong cơ thể bị hư yếu (âm hư, dương hư, khí hư hay huyết hư) và tạng phủ nào cần bồi bổ (tâm, can, tỳ, phế, thận...) để từ đó chọn phương, lựa dược cho thích đáng. Chứ không phải cứ ngâm rượu với thuốc là uống thì sẽ bổ.

Để sử dụng được rượu thuốc phải có bác sĩ chuyên khoa bắt mạch, kê đơn chứ không thể dùng tùy tiện theo lời mách bảo. Bởi lẽ, chỉ trên cơ sở chẩn bệnh một cách biện chứng thầy thuốc mới có thể lựa chọn và điều chế rượu thuốc phù hợp. Vì thế nếu sử dụng rượu thuốc một cách tùy tiện có thể khiến công dụng bồi bổ không thấy mà còn đưa đến những hậu quả khó lường.

Tác giả bài viết: ThS Hoàng Khánh Toàn

Nguồn tin: Báo Sức khỏe và Đời sống

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý trào ngược dạ...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?