Những lưu ý cho người bệnh đái tháo đường để tránh biến chứng bàn chân
26/06/2023 | Thông tin y dược
Nếu có vết thương ở bàn chân, người bệnh đái tháo đường không nên tự xử lý tại nhà tránh dẫn tới tình trạng nặng hơn. Lúc này người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Đôi chân là nơi giữ cho cơ thể của chúng ta cân bằng, đứng, đi lại, đây là bộ phận vô cùng quan trọng. Các bệnh nhân có biến chứng thần kinh ngoại vi rất dễ dẫn đến biến chứng bàn chân. Nhiều bệnh nhân đái tháo đường có vết thương ở chân nhưng không đau ngay cả khi có loét, bỏng. Trong nhiều trường hợp nếu không điều trị kịp thời, đúng cách bệnh nhân phải cắt cụt chân. Do đó người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra bàn chân hằng ngày kể cả khi bàn chân bình thường và đi khám ngay khi có vết xước lâu liền.
Phòng ngừa biến chứng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
Để phòng ngừa biến chứng bàn chân, bệnh nhân đái tháo đường cần:
- Kiểm soát đường máu đạt mục tiêu.
- Huyết áp đạt mục tiêu
- Giảm cân nặng, giữ cân nặng hợp lý
- Ngừng thuốc lá
- Chế độ ăn uống hợp lý
Để giữ cho đôi chân khỏe mạnh, người bệnh đái tháo đường cần lưu ý kiểm tra đôi chân hằng ngày. Xem liệu có vết cắt, vết đỏ, sưng, loét, phồng rộp, vết chai hoặc có thay đổi gì ở móng chân hay không. Trong trường hợp khó quan sát lòng bàn chân, có thể sử dụng gương để nhìn rõ hơn.
Người bệnh nên rửa chân hằng ngày bằng nước ấm. Sau đó lau khô bằng khăn bông mềm. Tuyệt đối lưu ý không bao giờ được đi chân đất. Bởi nếu trong trường hợp người bệnh đái tháo đường đã có tổn thương thần kinh, cảm nhận đau hoặc nóng/lạnh bị tổn thương sẽ khó để phát hiện các khi giẫm phải các vật sắc nhọn.
Bên cạnh đó, người bệnh nên đi giày vừa chân. Hãy thử đôi giày vào cuối ngày, lúc bàn chân có xu hướng to nhất. Nên đi giày từ từ cho đến khi thấy thoải mái nhất. Hơn nữa cần lưu ý trước khi đi giày cần kiểm tra kỹ bên trong giày có sạn, sỏi, vật sắc nhọn… và nên đi tất.
Người bệnh đái tháo đường nên cắt móng chân theo chiều ngang và nhẹ nhàng. Dũa móng để tránh các góc cạnh sắc nhọn đâm vào chân gây chảy máu. Không tự ý cắt vết chai, sần ở chân.
Để máu lưu thông liên tục ở bàn chân, người bệnh đái tháo đường nếu có ngồi lâu cần phải thay đổi tư thế, kê chân và ngọ ngoạy chân khi ngồi vài phút một lần.
Người bệnh đái tháo đường cũng nên chọn các hoạt động thân thiện với đôi chân như đi bộ, đạp xe đạp hoặc bơi lội.
Hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa bàn chân hằng năm để được kiểm tra cảm giác và mạch máu.
Khi có những dấu hiệu sau, bệnh nhân cần đi khám bác sĩ ngay:
- Đau chân, chuột rút bắp chân
- Cảm giác bóp chặt, khó khăn trong vận động.
- Nóng rát, ngứa ran hoặc đau ở bàn chân
- Mất cảm giác nóng, lạnh hoặc tăng cảm
- Thay đổi hình dạng của bàn chân
- Da khô, nứt nẻ, rụng lông ở cẳng chân
- Thay đổi màu sắc và nhiệt độ ở chân
- Móng chân dày, màu vàng, móng chân mọc ngược.
- Nấm kẽ chân
- Vết phồng rộp, đau, loét.
Lúc này bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ, tránh tình trạng tự xử lý dẫn đến việc vết thương bị tổn thương sâu hơn hoặc nhiễm trùng sẽ gây khó khăn trong việc điều trị.
- Kiểm soát đường máu đạt mục tiêu.
- Huyết áp đạt mục tiêu
- Giảm cân nặng, giữ cân nặng hợp lý
- Ngừng thuốc lá
- Chế độ ăn uống hợp lý
Để giữ cho đôi chân khỏe mạnh, người bệnh đái tháo đường cần lưu ý kiểm tra đôi chân hằng ngày. Xem liệu có vết cắt, vết đỏ, sưng, loét, phồng rộp, vết chai hoặc có thay đổi gì ở móng chân hay không. Trong trường hợp khó quan sát lòng bàn chân, có thể sử dụng gương để nhìn rõ hơn.
Người bệnh nên rửa chân hằng ngày bằng nước ấm. Sau đó lau khô bằng khăn bông mềm. Tuyệt đối lưu ý không bao giờ được đi chân đất. Bởi nếu trong trường hợp người bệnh đái tháo đường đã có tổn thương thần kinh, cảm nhận đau hoặc nóng/lạnh bị tổn thương sẽ khó để phát hiện các khi giẫm phải các vật sắc nhọn.
Bên cạnh đó, người bệnh nên đi giày vừa chân. Hãy thử đôi giày vào cuối ngày, lúc bàn chân có xu hướng to nhất. Nên đi giày từ từ cho đến khi thấy thoải mái nhất. Hơn nữa cần lưu ý trước khi đi giày cần kiểm tra kỹ bên trong giày có sạn, sỏi, vật sắc nhọn… và nên đi tất.
Người bệnh đái tháo đường nên cắt móng chân theo chiều ngang và nhẹ nhàng. Dũa móng để tránh các góc cạnh sắc nhọn đâm vào chân gây chảy máu. Không tự ý cắt vết chai, sần ở chân.
Để máu lưu thông liên tục ở bàn chân, người bệnh đái tháo đường nếu có ngồi lâu cần phải thay đổi tư thế, kê chân và ngọ ngoạy chân khi ngồi vài phút một lần.
Người bệnh đái tháo đường cũng nên chọn các hoạt động thân thiện với đôi chân như đi bộ, đạp xe đạp hoặc bơi lội.
Hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa bàn chân hằng năm để được kiểm tra cảm giác và mạch máu.
Người bệnh đái tháo đường khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Khi có những dấu hiệu sau, bệnh nhân cần đi khám bác sĩ ngay:
- Đau chân, chuột rút bắp chân
- Cảm giác bóp chặt, khó khăn trong vận động.
- Nóng rát, ngứa ran hoặc đau ở bàn chân
- Mất cảm giác nóng, lạnh hoặc tăng cảm
- Thay đổi hình dạng của bàn chân
- Da khô, nứt nẻ, rụng lông ở cẳng chân
- Thay đổi màu sắc và nhiệt độ ở chân
- Móng chân dày, màu vàng, móng chân mọc ngược.
- Nấm kẽ chân
- Vết phồng rộp, đau, loét.
Lúc này bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ, tránh tình trạng tự xử lý dẫn đến việc vết thương bị tổn thương sâu hơn hoặc nhiễm trùng sẽ gây khó khăn trong việc điều trị.
Tác giả bài viết: BSCKI Nguyễn Thị Thúy
Nguồn tin: suckhoedoisong.vn
Ý kiến bạn đọc
Tin tức khác?
Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...
Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...
Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...
Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...