Số ca mắc thủy đậu tăng nhanh, virus thủy đậu tái phát có thể gây zona thần kinh
09/08/2023 | Thông tin y dược
Sau khi mắc thủy đậu, virus thủy đậu có thể tồn tại trong cơ thể người, khi cơ thể suy giảm miễn dịch sẽ phát triển và gây bệnh zona thần kinh. Bệnh zona có nguy hiểm không? Cách điều trị zona như thế nào?
Thời điểm giao mùa hay thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để một số bệnh về da như thủy đậu, zona... bùng phát. Tính từ đầu năm 2023 cho đến cuối tháng 7, Hà Nội đã có gần 2.000 ca mắc thủy đậu (tăng gấp 11,5 lần so với cùng kỳ năm 2022). Sau khi mắc thủy đậu, virus thủy đậu vẫn tồn tại trong cơ thể người và có thể gây ra bệnh zona.
Zona thần kinh là bệnh gì?
Bệnh zona và thủy đậu đều do virus Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Bệnh zona là kết quả của sự tái hoạt động của virus VZV. Khi virus VZV đi vào cơ thể, có thể phát triển và biểu hiện luôn gây ra bệnh thủy đậu.
Sau khi bệnh nhân khỏi bệnh thủy đậu, virus sẽ đi vào các hạch giao cảm sống và tồn tại ở đây. Khi cơ thể suy giảm miễn dịch, là cơ hội virus bùng phát và gây bệnh zona.
Sau khi bệnh nhân khỏi bệnh thủy đậu, virus sẽ đi vào các hạch giao cảm sống và tồn tại ở đây. Khi cơ thể suy giảm miễn dịch, là cơ hội virus bùng phát và gây bệnh zona.
Biểu hiện mắc zona
Dấu hiệu ban đầu của bệnh zona là người bệnh có dấu hiệu đau mỏi theo dây thần kinh trong khoảng 2–3 ngày. Sau đó cơ thể bắt đầu xuất hiện những mụn nước trên nền da đỏ trong vòng 7-10 ngày. Tiếp đến các mụn nước bắt đầu đóng vảy. Thời gian từ lúc ủ bệnh tới khi bệnh khỏi rơi vào khoảng 20-24 ngày. Người bệnh thường cảm thấy đau rát, khó chịu có thể kèm theo sốt, mệt mỏi.
Thông thường, bệnh zona hay gặp ở người cao tuổi, đối tượng suy giảm miễn dịch (người mắc HIV, sử dụng thuốc corticoid kéo dài…), ít có trường hợp trẻ em mắc zona. Những tổn thương do zona thường biểu hiện thành chùm, phân theo dây thần kinh, không lan tỏa toàn thân như thủy đậu. Các tổn thương của zona thường xuất hiện một bên của cơ thể như ở phần liên sườn trái hoặc phải, ½ đầu, tổn thương một bên tai…
Thông thường, bệnh zona hay gặp ở người cao tuổi, đối tượng suy giảm miễn dịch (người mắc HIV, sử dụng thuốc corticoid kéo dài…), ít có trường hợp trẻ em mắc zona. Những tổn thương do zona thường biểu hiện thành chùm, phân theo dây thần kinh, không lan tỏa toàn thân như thủy đậu. Các tổn thương của zona thường xuất hiện một bên của cơ thể như ở phần liên sườn trái hoặc phải, ½ đầu, tổn thương một bên tai…
Bệnh zona có nguy hiểm không?
Khi người bệnh có dấu hiệu đau theo dây thần kinh, đau giật từng cơn thì nên đi khám bác sĩ, tránh trường hợp zona gây biến chứng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe. Ở những người suy giảm miễn dịch, zona có thể gây ra những biến chứng viêm phổi, viêm màng não.
Nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, các tổn thương do zona có thể lan rộng và khiến người bệnh đau đớn. Một trong những biến chứng thường gặp nhất là đau sau zona. Cơn đau sau zona có thể kéo dài trên một tháng, thậm chí là cả đời.
Bệnh zona có để lại sẹo không? Những tổn thương do bệnh zona thường ít để lại sẹo như thủy đậu. Người đã mắc zona hiếm khi tái mắc, tuy nhiên vẫn có trường hợp tái mắc do suy giảm miễn dịch.
Bệnh zona có lây không? Khi bệnh zona biểu hiện tổn thương qua các mụn nước, nếu các mụn nước này vỡ ra, virus sẽ có nguy cơ phát tán ra môi trường bên ngoài và lây nhiễm cho người lành.
Hiện nay bệnh zona điều trị bằng thuốc kháng virus càng sớm, tiên lượng bệnh càng tốt, bệnh nhanh hồi phục. Ngoài dùng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ, có thể kết hợp thêm các thuốc giảm đau thần kinh, thuốc hướng thần để giảm đau.
Bị zona nên bôi thuốc gì? Bên cạnh các thuốc đường uống, người bệnh có thể bôi các thuốc sát khuẩn như xanh methylen, dung dịch Eosine, thuốc mỡ kháng sinh…
Bị zona có nên tắm không? Người bị zona nên tắm rửa vệ sinh bằng nước ấm và ở nơi kín gió. Không nên chà sát mạnh hoặc gãi để tránh làm tổn thương các mụn nước. Sau khi lau khô da bằng khăn mềm có thể dùng các thuốc/dung dịch đã được chỉ định để bôi lên vết thương. Nếu các mụn nước đã vỡ có thể dùng các thuốc sát trùng để tránh bội nhiễm.
Hiện nay vẫn có nhiều người quan niệm bệnh zona là tổn thương ngoài da, tự ý mua các thuốc ngoài da để bôi điều trị bệnh. Tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Đây là bệnh do virus gây nên, do đó người bệnh phải điều trị cần điều trị bằng thuốc kháng virus. Việc tự ý mua thuốc bôi có thể gây ra biến chứng nặng và rất thường gặp là đau sau zona. Đây là biến chứng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, người mắc zona tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.
Để phòng ngừa zona và các biến chứng của bệnh gây ra, mọi người nên tiêm phòng vaccine đầy đủ. Theo nghiên cứu, 80-90% những người đã tiêm vaccine sẽ không có nguy cơ mắc zona. Nếu mắc, đa phần bệnh nhân là trường hợp nhẹ, không có biến chứng nặng.
Nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, các tổn thương do zona có thể lan rộng và khiến người bệnh đau đớn. Một trong những biến chứng thường gặp nhất là đau sau zona. Cơn đau sau zona có thể kéo dài trên một tháng, thậm chí là cả đời.
Bệnh zona có để lại sẹo không? Những tổn thương do bệnh zona thường ít để lại sẹo như thủy đậu. Người đã mắc zona hiếm khi tái mắc, tuy nhiên vẫn có trường hợp tái mắc do suy giảm miễn dịch.
Bệnh zona có lây không? Khi bệnh zona biểu hiện tổn thương qua các mụn nước, nếu các mụn nước này vỡ ra, virus sẽ có nguy cơ phát tán ra môi trường bên ngoài và lây nhiễm cho người lành.
Phương pháp điều trị zona
Hiện nay bệnh zona điều trị bằng thuốc kháng virus càng sớm, tiên lượng bệnh càng tốt, bệnh nhanh hồi phục. Ngoài dùng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ, có thể kết hợp thêm các thuốc giảm đau thần kinh, thuốc hướng thần để giảm đau.Bị zona nên bôi thuốc gì? Bên cạnh các thuốc đường uống, người bệnh có thể bôi các thuốc sát khuẩn như xanh methylen, dung dịch Eosine, thuốc mỡ kháng sinh…
Bị zona có nên tắm không? Người bị zona nên tắm rửa vệ sinh bằng nước ấm và ở nơi kín gió. Không nên chà sát mạnh hoặc gãi để tránh làm tổn thương các mụn nước. Sau khi lau khô da bằng khăn mềm có thể dùng các thuốc/dung dịch đã được chỉ định để bôi lên vết thương. Nếu các mụn nước đã vỡ có thể dùng các thuốc sát trùng để tránh bội nhiễm.
Hiện nay vẫn có nhiều người quan niệm bệnh zona là tổn thương ngoài da, tự ý mua các thuốc ngoài da để bôi điều trị bệnh. Tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Đây là bệnh do virus gây nên, do đó người bệnh phải điều trị cần điều trị bằng thuốc kháng virus. Việc tự ý mua thuốc bôi có thể gây ra biến chứng nặng và rất thường gặp là đau sau zona. Đây là biến chứng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, người mắc zona tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.
Người mắc zona kiêng ăn gì?
Ngoài việc bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin B12… để giúp cơ thể nhanh hồi phục, người bệnh nên kiêng một số thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, chất kích thích... Ngoài ra nên kiêng một số thực phẩm để hạn chế nguy cơ hình thành sẹo từ vết thương như: rau muống, gạo nếp…Để phòng ngừa zona và các biến chứng của bệnh gây ra, mọi người nên tiêm phòng vaccine đầy đủ. Theo nghiên cứu, 80-90% những người đã tiêm vaccine sẽ không có nguy cơ mắc zona. Nếu mắc, đa phần bệnh nhân là trường hợp nhẹ, không có biến chứng nặng.
Tác giả bài viết: ThS.BSCKII Phạm Ngọc Hảo
Nguồn tin: suckhoedoisong.vn
Ý kiến bạn đọc
Tin tức khác?
Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...
Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...
Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...
Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...