Thực phẩm giàu selen tốt cho người bị mất ngủ
Chứng mất ngủ thường liên quan đến sức khỏe tinh thần như lo lắng, căng thẳng... nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc thiếu hụt một số chất dinh dưỡng có thể là một phần của vấn đề. Một trong những chất dinh dưỡng này là selen.
1. Tác dụng của selen
Selen (selenium) là một khoáng chất vi lượng, có nghĩa là cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu khuyến nghị dinh dưỡng hằng ngày đối với nam giới trưởng thành là 34 mcg mỗi ngày, nữ giới trưởng thành là 26 mcg. Trong khi đó phụ nữ mang thai cần tới 30 mcg selen (trong 3 tháng cuối của thai kỳ), phụ nữ nuôi con bú cần từ 35 -42 mcg/ngày.
Selen rất có lợi trong quá trình sao chép DNA, sinh sản và chuyển hóa hormone tuyến giáp cũng như bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Khi thiếu selen, sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố của cơ thể, ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone giấc ngủ melatonin… có thể gây rối loạn giấc ngủ.
Các dấu hiệu thiếu selen bao gồm:
- Rụng tóc
- Thay đổi hình dạng của móng tay và da
- Ngứa da đầu hoặc gàu
- Mệt mỏi cực độ
- Sương mù não
- Yếu cơ
- Suy giảm miễn dịch…
2. Nguồn thực phẩm giàu selen tốt cho người mất ngủ
Lượng selen trong thực phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào hàm lượng selen trong đất mà nó được trồng. Thực phẩm thực vật lấy selen từ đất, sau đó sẽ ảnh hưởng đến lượng selen ở động vật ăn những thực vật đó. Thực phẩm protein từ động vật nói chung là nguồn cung cấp selen tốt.
Một số thực phẩm giàu selen:
- Quả hạch brazil
- Vây cá và động vật có vỏ
- Thịt bò
- Thịt gà
- Ngũ cốc
- Bánh mì nguyên cám
- Đậu, đậu lăng…
Tuy nhiên, nếu một người không có nguy cơ cao bị thiếu hụt, thì không có bằng chứng nào cho thấy dùng một lượng selen cao hơn trong các sản phẩm này, mang lại lợi ích được ghi trên các nhãn trong các sản phẩm bổ sung này.
Do đó, cách tốt nhất để bổ sung selen cho cơ thể là ăn các thực phẩm giàu selen. Ngoài ra, một chế độ ăn uống cân bằng và đảm bảo rằng bạn có đủ chất dinh dưỡng, không chỉ giúp ích cho cơ thể mà còn cả tâm trí của bạn.
Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc thức dậy quá sớm và không thể ngủ lại được… khiến cho cơ thể mệt mỏi khi thức dậy.
Mất ngủ có thể làm suy mức năng lượng và tâm trạng mà còn giảm hiệu suất làm việc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống...
Tác giả bài viết: DS. Hoàng Thu Thủy
Nguồn tin: Báo Sức khỏe và Đời sống
Ý kiến bạn đọc
Tin tức khác?
Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...
Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...
Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...
Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...