Triệu chứng COVID-19 kéo dài gây ra gánh nặng lớn hơn bệnh tim hoặc ung thư
27/08/2023 | Thông tin y dược
Triệu chứng COVID-19 kéo dài mà một số bệnh nhân gặp phải bao gồm các vấn đề về tim mạch, cục máu đông, tiểu đường, biến chứng thần kinh, mệt mỏi,...
Một số bệnh nhân khỏi COVID-19 thời kỳ đầu đại dịch khi vaccine chưa ra đời có nguy cơ gặp phải một loạt vấn đề về sức khỏe có thể kéo dài tới tận 2 năm sau đó, đặc biệt đối với các trường hợp phải nhập viện điều trị COVID-19.
Theo nghiên cứu, những triệu chứng COVID kéo dài gặp phải bao gồm các vấn đề về tim mạch, cục máu đông, tiểu đường, biến chứng thần kinh, mệt mỏi và các vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần.
Các nhà nghiên cứu cho biết, có hơn 80 biến chứng khác nhau liên quan tới hội chứng COVID-19 kéo dài.
Nghiên cứu cho thấy, triệu chứng COVID-19 kéo dài tạo ra gánh nặng sức khỏe cao hơn bệnh tim hoặc ung thư. Theo TS. Ziyad Al-Aly - tác giả nghiên cứu, triệu chứng COVID-19 kéo dài ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.
TS. Ziyad Al-Aly là Giám đốc Trung tâm dịch tễ học lâm sàng của Hệ thống chăm sóc sức khỏe cựu chiến binh St. Louis đồng thời là nhà dịch tễ học lâm sàng tại Đại học Washington.
Nghiên cứu do TS. Ziyad Al-Aly dẫn đầu đăng tải trên tạp chí y học Nature Medicine đã theo dõi tình trạng sức khỏe của gần 140.000 người mắc COVID-19 vào năm 2020 và so sánh với sức khỏe của 6 triệu người khác trên toàn nước Mỹ.
Không ai trong số những bệnh nhân COVID-19 trên đã tiêm phòng do thời điểm đó vaccine COVID-19 chưa ra đời.
Nghiên cứu cho thấy, những người mắc COVID-19 không nhập viện vẫn có nguy cơ tử vong cao sau lần đầu nhiễm COVID-19.
Trong vòng 2 năm tiếp theo, nguy cơ gặp phải hội chứng COVID-19 kéo dài giảm xuống. Tuy nhiên, một vài người vẫn gặp phải một số triệu chứng COVID-19 kéo dài bao gồm cục máu đông, nhịp tim chậm hơn bình thường, mệt mỏi, tiểu đường, các vấn đề về tiêu hóa, khó ngủ, đau cơ và khớp, nhức đầu, mất thính giác, mất khứu giác và rối loạn chức năng thần kinh tự chủ.
Trong số 77 triệu chứng COVID-19 kéo dài khác nhau được nghiên cứu, những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng phải nhập viện điều trị vẫn có nguy cơ cao gặp phải các triệu chứng COVID-19 kéo dài 2 năm sau đó. Những triệu chứng COVID-19 kéo dài mà bệnh nhân từng nhập viện điều trị gặp phải có thể bao gồm các vấn đề tim mạch, dạ dày, hay quên, cục máu đông, tiểu đường và các vấn đề về phổi.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêm chủng và điều trị sớm COVID-19 có thể hạn chế nguy cơ gặp phải các triệu chứng COVID-19 kéo dài.
Theo nghiên cứu, những triệu chứng COVID kéo dài gặp phải bao gồm các vấn đề về tim mạch, cục máu đông, tiểu đường, biến chứng thần kinh, mệt mỏi và các vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần.
Các nhà nghiên cứu cho biết, có hơn 80 biến chứng khác nhau liên quan tới hội chứng COVID-19 kéo dài.
Nghiên cứu cho thấy, triệu chứng COVID-19 kéo dài tạo ra gánh nặng sức khỏe cao hơn bệnh tim hoặc ung thư. Theo TS. Ziyad Al-Aly - tác giả nghiên cứu, triệu chứng COVID-19 kéo dài ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.
TS. Ziyad Al-Aly là Giám đốc Trung tâm dịch tễ học lâm sàng của Hệ thống chăm sóc sức khỏe cựu chiến binh St. Louis đồng thời là nhà dịch tễ học lâm sàng tại Đại học Washington.
Nghiên cứu do TS. Ziyad Al-Aly dẫn đầu đăng tải trên tạp chí y học Nature Medicine đã theo dõi tình trạng sức khỏe của gần 140.000 người mắc COVID-19 vào năm 2020 và so sánh với sức khỏe của 6 triệu người khác trên toàn nước Mỹ.
Không ai trong số những bệnh nhân COVID-19 trên đã tiêm phòng do thời điểm đó vaccine COVID-19 chưa ra đời.
Nghiên cứu cho thấy, những người mắc COVID-19 không nhập viện vẫn có nguy cơ tử vong cao sau lần đầu nhiễm COVID-19.
Trong vòng 2 năm tiếp theo, nguy cơ gặp phải hội chứng COVID-19 kéo dài giảm xuống. Tuy nhiên, một vài người vẫn gặp phải một số triệu chứng COVID-19 kéo dài bao gồm cục máu đông, nhịp tim chậm hơn bình thường, mệt mỏi, tiểu đường, các vấn đề về tiêu hóa, khó ngủ, đau cơ và khớp, nhức đầu, mất thính giác, mất khứu giác và rối loạn chức năng thần kinh tự chủ.
Trong số 77 triệu chứng COVID-19 kéo dài khác nhau được nghiên cứu, những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng phải nhập viện điều trị vẫn có nguy cơ cao gặp phải các triệu chứng COVID-19 kéo dài 2 năm sau đó. Những triệu chứng COVID-19 kéo dài mà bệnh nhân từng nhập viện điều trị gặp phải có thể bao gồm các vấn đề tim mạch, dạ dày, hay quên, cục máu đông, tiểu đường và các vấn đề về phổi.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêm chủng và điều trị sớm COVID-19 có thể hạn chế nguy cơ gặp phải các triệu chứng COVID-19 kéo dài.
Tác giả bài viết: Bảo Linh
Nguồn tin: suckhoedoisong
Ý kiến bạn đọc
Tin tức khác?
Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...
Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...
Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...
Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...