Tưởng trẻ ho sốt thông thường hoá ra viêm cơ tim nguy kịch, bác sĩ cảnh báo dấu hiệu cần nhập viện
20/08/2023 | Thông tin y dược
Viêm cơ tim cấp ở trẻ sẽ rất nguy kịch nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong rất cao. Triệu chứng khởi phát của bệnh giống sốt, cảm cúm thông thường, nên các bậc phụ huynh hay chủ quan.
Từ sốt, ho, đau bụng, trẻ chuyển biến nhanh khó thở, nguy cơ ngừng tim
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thời gian gần đây bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trẻ bị viêm cơ tim cấp rất nguy kịch. Do triệu chứng khởi phát bệnh khá giống sốt, cảm cúm thông thường, nên nhiều phụ huynh chủ quan, khi trẻ nhập viện đã trong tình trạng nguy hiểm tính mạng.
Điển hình là trường hợp bé gái 4 tuổi, bị đau bụng, sốt, nôn, được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương hôm 3/8/2023. Tại đây trẻ rất mệt mỏi, môi tái nên bác sĩ đã chỉ định theo dõi và cho siêu âm tim, qua đây phát hiện chức năng tim của trẻ bất thường.
Kết quả cho thấy chức năng tim của trẻ giảm nặng, rối loạn nhịp, chỉ số men tim cao, xác định viêm cơ tim cấp có sốc tim. Các bác sĩ hội chẩn, quyết định đặt máy ECMO (tim phổi nhân tạo) để hỗ trợ trái tim đang co bóp yếu ớt và loạn nhịp nặng.
Chia sẻ về vấn đề này, ThS.BS Trần Bá Dũng - Khoa Điều trị tích cực Nội khoa cho biết: "Sau 5 ngày dùng ECMO kết hợp các thuốc, tình trạng của trẻ đã dần cải thiện. Hiện trẻ đã được cai ECMO và máy thở, còn thở oxy, các chức năng sống ổn định. Tuy nhiên, bệnh nhi vẫn cần được theo dõi tình trạng phục hồi tim, đồng thời tuân thủ lịch tái khám thường xuyên".
Nằm ở giường bên cạnh là bé gái 13 tuổi, cũng gặp tình trạng tương tự. 10 ngày trước trẻ xuất hiện đau họng, ho khan, đau bụng, buồn nôn. Bố mẹ chủ quan tự mua thuốc về điều trị tại nhà, nhưng trẻ ngày càng mệt hơn. Khi vào Bệnh viện Nhi Trung ương khám, trẻ đã có biểu hiện thở gấp, nhịp tim nhanh, huyết áp thấp.
Ngay lập tức trẻ được sốc điện chuyển nhịp tim, dùng các thuốc trợ tim, thuốc chống loạn nhịp, đặt ống nội khí quản. Sau khi hội chẩn liên chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị sốc tim, viêm cơ tim cấp, chỉ định thở máy và đặt ECMO trong 5 ngày. Hiện trẻ đã tự thở, không có di chứng thần kinh, tiên lượng hồi phục tốt, song vẫn cần theo dõi lâu dài về tim mạch.
Trước đó không lâu tại Bệnh viện Trung ương Huế, các bác sĩ cũng cứu sống trường hợp bệnh nhi 11 tuổi bị sốc tim, rung thất do viêm cơ tim tối cấp, sau 6 ngày can thiệp ECMO bệnh nhân đã thoát nguy kịch.
Theo PGS.TS Tạ Anh Tuấn – Trưởng Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, trung bình hàng năm có khoảng 15 trẻ viêm cơ tim cấp có sốc tim vào Khoa Điều trị tích cực Nội khoa cấp cứu và điều trị.
Chia sẻ về vấn đề này, theo ThS.BS Lương Minh Cảnh – Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương, các triệu chứng của viêm cơ tim cấp thường không điển hình, khoảng một nửa số trẻ bị viêm cơ tim cấp có thể có biểu hiện của đợt nhiễm virus một vài tuần trước khi khởi bệnh. Sau đó, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng giống các bệnh lý thông thường khác như:
- Trẻ mệt mỏi.
- Đau bụng.
- Tiêu chảy, sốt, ho…
Sổ mũi hoặc có triệu chứng buồn nôn, nôn.
"Tuy nhiên, nếu trẻ có kèm theo các triệu chứng khác như: Thở nhanh, đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, môi và da tái nhợt… thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời" - BS. Cảnh cho biết thêm.
Theo các bác sĩ, trong trường hợp viêm cơ tim cấp nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt, ngất, khó thở, đau ngực, tím tái, tay chân lạnh, rối loạn nhịp tim, trụy tim mạch.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm cơ tim, cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa, hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng viêm cơ tim cấp ở trẻ, các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ cần cho trẻ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng; hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh liên quan đến siêu vi như cảm cúm, quai bị, rubella... Đồng thời, cần thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là các mũi phòng bạch hầu, cúm, quai bị, Rubella.
Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường như sốt, khó thở, tim đập nhanh hoặc quấy khóc, bỏ ăn... cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc điều trị tại nhà, bởi các bệnh lý nguy hiểm có thể diễn biến nặng rất nhanh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Điển hình là trường hợp bé gái 4 tuổi, bị đau bụng, sốt, nôn, được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương hôm 3/8/2023. Tại đây trẻ rất mệt mỏi, môi tái nên bác sĩ đã chỉ định theo dõi và cho siêu âm tim, qua đây phát hiện chức năng tim của trẻ bất thường.
Kết quả cho thấy chức năng tim của trẻ giảm nặng, rối loạn nhịp, chỉ số men tim cao, xác định viêm cơ tim cấp có sốc tim. Các bác sĩ hội chẩn, quyết định đặt máy ECMO (tim phổi nhân tạo) để hỗ trợ trái tim đang co bóp yếu ớt và loạn nhịp nặng.
Chia sẻ về vấn đề này, ThS.BS Trần Bá Dũng - Khoa Điều trị tích cực Nội khoa cho biết: "Sau 5 ngày dùng ECMO kết hợp các thuốc, tình trạng của trẻ đã dần cải thiện. Hiện trẻ đã được cai ECMO và máy thở, còn thở oxy, các chức năng sống ổn định. Tuy nhiên, bệnh nhi vẫn cần được theo dõi tình trạng phục hồi tim, đồng thời tuân thủ lịch tái khám thường xuyên".
Nằm ở giường bên cạnh là bé gái 13 tuổi, cũng gặp tình trạng tương tự. 10 ngày trước trẻ xuất hiện đau họng, ho khan, đau bụng, buồn nôn. Bố mẹ chủ quan tự mua thuốc về điều trị tại nhà, nhưng trẻ ngày càng mệt hơn. Khi vào Bệnh viện Nhi Trung ương khám, trẻ đã có biểu hiện thở gấp, nhịp tim nhanh, huyết áp thấp.
Ngay lập tức trẻ được sốc điện chuyển nhịp tim, dùng các thuốc trợ tim, thuốc chống loạn nhịp, đặt ống nội khí quản. Sau khi hội chẩn liên chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị sốc tim, viêm cơ tim cấp, chỉ định thở máy và đặt ECMO trong 5 ngày. Hiện trẻ đã tự thở, không có di chứng thần kinh, tiên lượng hồi phục tốt, song vẫn cần theo dõi lâu dài về tim mạch.
Trước đó không lâu tại Bệnh viện Trung ương Huế, các bác sĩ cũng cứu sống trường hợp bệnh nhi 11 tuổi bị sốc tim, rung thất do viêm cơ tim tối cấp, sau 6 ngày can thiệp ECMO bệnh nhân đã thoát nguy kịch.
Các dấu hiệu viêm cơ tim cần nhập viện ngay
Theo các bác sĩ, viêm cơ tim là tình trạng viêm kèm hoại tử các tế bào cơ tim. Có nhiều nguyên gây viêm cơ tim ở trẻ như nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, nấm); nhiễm độc; một số bệnh lý tự miễn (Lupus, Kawasaki) hay quá mẫn với một số loại thuốc. Tỷ lệ viêm cơ tim ở trẻ em khoảng 1 - 2/100.000.Theo PGS.TS Tạ Anh Tuấn – Trưởng Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, trung bình hàng năm có khoảng 15 trẻ viêm cơ tim cấp có sốc tim vào Khoa Điều trị tích cực Nội khoa cấp cứu và điều trị.
Chia sẻ về vấn đề này, theo ThS.BS Lương Minh Cảnh – Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương, các triệu chứng của viêm cơ tim cấp thường không điển hình, khoảng một nửa số trẻ bị viêm cơ tim cấp có thể có biểu hiện của đợt nhiễm virus một vài tuần trước khi khởi bệnh. Sau đó, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng giống các bệnh lý thông thường khác như:
- Trẻ mệt mỏi.
- Đau bụng.
- Tiêu chảy, sốt, ho…
Sổ mũi hoặc có triệu chứng buồn nôn, nôn.
"Tuy nhiên, nếu trẻ có kèm theo các triệu chứng khác như: Thở nhanh, đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, môi và da tái nhợt… thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời" - BS. Cảnh cho biết thêm.
Theo các bác sĩ, trong trường hợp viêm cơ tim cấp nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng mệt, ngất, khó thở, đau ngực, tím tái, tay chân lạnh, rối loạn nhịp tim, trụy tim mạch.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm cơ tim, cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để phòng ngừa, hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng viêm cơ tim cấp ở trẻ, các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ cần cho trẻ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng; hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh liên quan đến siêu vi như cảm cúm, quai bị, rubella... Đồng thời, cần thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là các mũi phòng bạch hầu, cúm, quai bị, Rubella.
Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường như sốt, khó thở, tim đập nhanh hoặc quấy khóc, bỏ ăn... cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc điều trị tại nhà, bởi các bệnh lý nguy hiểm có thể diễn biến nặng rất nhanh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tác giả bài viết: Đăng Anh
Nguồn tin: suckhoedoisong.vn
Ý kiến bạn đọc
Tin tức khác?
Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...
Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...
Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...
Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...