Ứng dụng khí công dưỡng sinh trong điều trị hen phế quản

02/03/2023 | Thông tin y dược
Ứng dụng khí công dưỡng sinh trong điều trị hen phế quản
Y học cổ truyền sử dụng các thuốc, biện pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tập khí công dưỡng sinh… để điều trị chứng hen phế quản.

Hen phế quản (HPQ) là một bệnh có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản, làm tăng phản ứng thường xuyên của phế quản với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản.

Trên lâm sàng, HPQ biểu hiện với các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Bệnh biến đổi theo mùa, nặng khi tiếp xúc yếu tố nguy cơ hoặc thay đổi thời tiết. Các triệu chứng này có liên quan đến sự biến đổi của luồng không khí thở ra do tình trạng tắc nghẽn đường thở (phù nề niêm mạc, co thắt cơ trơn, tăng tiết đờm).

luyen khi cong
Khí công dưỡng sinh hỗ trợ điều trị hen phế quản.


Trong y học cổ truyền, từ những y văn cổ kinh điển như "Hoàng đế - Nội kinh" thế kỷ thứ V-III (trước CN) đã đề cập tới một tình trạng bệnh lý: Biểu hiện trên lâm sàng khó thở, khó thở từng cơn, khi thở thì gấp gáp, hơi đưa lên thì nhiều, hơi đưa xuống thì ít và được gọi là suyễn, với đặc điểm nữa là khi thở còn phát ra tiếng cò cử ở trong cổ họng.

Tình trạng bệnh lý này thường đi cùng với nhau và được gọi dưới một tên chung là háo suyễn. Háo suyễn với những biểu hiện lâm sàng rất gần với hen phế quản của y học hiện đại.

Mục đích tập khí công để làm giãn cơ thể, canh giữ vùng dưới rốn để khống chế cơn hen, vì nguyên nhân trực tiếp gây khó thở là các cơ trơn phế quản co thắt và niêm mạc phù nề. Vì vậy chỉ cần làm mất sự co thắt và phù nề đó thì sẽ hết cơn.

1. Bài tập khi không có cơn hen

1.1. Tập ở tư thế động

Bệnh nhân hen thường có khó thở, thở khò khè kèm nhiều đờm, ho... cho nên cần tập nhiều các động tác ở ngực như:

  • Gõ răng, vận động lưỡi.
  • Xoa bụng.
  • Xát ngực, vuốt ngực, xoa cạnh sườn.
20210518 goi y bai tap hit tho danh cho benh nhan hen suyen


1.2. Tập ở tư thế tĩnh

- Ngồi là chính.

- Sau khi ổn định tư thế rồi, làm giãn cơ thể theo ba đường đã định 1 - 2 lần, kết hợp với thở tự nhiên.

- Làm giãn theo 3 đường:

  • Đường1: Đi từ đỉnh đầu qua hai bên mặt, hai bên cổ, vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay rồi đến ngón tay.
  • Đường 2: Đi từ đỉnh đầu qua mắt, cổ, ngực, bụng, đùi, cẳng chân, bàn chân, xuống ngón chân.
  • Đường 3: Đi từ đỉnh đầu qua gáy, lưng, thắt lưng, mông, bắp đùi, bắp chân, rồi xuống đến gót chân.

Theo trình tự đó ta làm giãn như sau:

- Tự ra lệnh thầm (thầm nghĩ) cho ta giãn lần lượt các vị trí đã định, chú ý theo dõi cảm giác ở đó (nếu có).

- Làm tuần tự hết đường 1, giữ cảm giác thoải mái ở đó khoảng thời gian dài 5-10 hơi thở tự nhiên của mình, rồi làm giãn đến đường 2 rồi đường 3.

- Cách làm là khi hít vào ra lệnh thầm vị trí, khi thở ra tự ra lệnh giãn.

Ví dụ: Khi hít vào ra lệnh đỉnh đầu, khi thở ra ra lệnh giãn, và cứ tuần tự theo các đường đã nói trên.

Làm giãn là môn tập cơ bản của luyện khí công, mỗi lần tập bao giờ cũng làm giãn trước. Trong một lần tập, làm giãn toàn thân hai lần là vừa.

Khi đã tập thành thạo rồi có thể cùng một lúc làm giãn ở nhiều vị trí khác nhau, rút ngắn thời gian làm giãn để tiến hành các cách luyện ý khác như canh giữ bộ phận của cơ thể và chú ý vào hơi thở.

Sau khi tập thở sâu tốt rồi, kết hợp làm giãn cơ thể với thở sâu. Làm khoảng 15 -20 phút.

Sau đó chuyển sang canh giữ vùng dưới rốn (tập trung tâm trí vào vùng dưới rốn), thở tự nhiên 10 – 15 phút.

2. Khi sắp lên cơn hen hoặc bắt đầu cơn hen

Khi cảm thấy khó thở thì bắt đầu tập khí công ngay. Lúc này không yêu cầu phải có tư thế nhất định. Người bệnh tự thấy tư thế nào thích hợp nhất thì tập tư thế đấy.
 

khi cong chua tri
Tập khí công giúp bệnh nhân hen phế quản giãn cơ thể, khống chế cơn hen tốt hơn.

Không tập ở tư thế động, chỉ tập ở tư thế tĩnh. Làm giãn cơ thể theo 3 đường đã định.

Làm hết lần này đến lần khác. Làm giãn toàn thân chứ không phải chỉ tập trung làm giãn vùng ngực.

Khi đã cắt được cơn hen rồi, tiếp tục làm giãn cơ thể 10 – 15 phút để củng cố.

Nếu làm giãn mà có kết quả kém có thể chuyển sang canh giữ vùng dưới rốn.

Khi lên cơn hen, khó thở, thở khò khè, nếu làm giãn tốt, thở sẽ dễ dần, êm dần, không còn rên rít nữa.

Người bệnh khi tập không chú ý vào hơi thở, mà chỉ nên làm giãn thôi hoặc canh giữ vùng dưới rốn nếu làm giãn ít kết quả.

Tác giả bài viết: PGS.TS.BS. Trần Thái Hà

Nguồn tin: Báo Sức khỏe và Đời sống

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...

Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...

Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

4 dấu hiệu cảnh báo biến chứng của trào ngược dạ dày thực...

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh lý trào ngược dạ...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?