VIETMEC THAM GIA PHÁT TRIỂN VÙNG CÂY DƯỢC LIỆU TẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN
03/11/2020 | Tin VIETMEC
Tỉnh Gia Lai là một trong những khu vực có thổ nhưỡng và khí hậu thuận lời để phát triển các vùng trồng dược liệu. Theo ước tính, nếu cả nước có khoảng 5000 loài cây dược liệu thì tỉnh Gia Lai chiếm đến gần 80%, gồm cả một số loài cây dược liệu quý trong Sách Đỏ Việt Nam. Nhằm khai thác tiềm năng này, Công ty Cổ phần Dược liệu Việt Nam đang tập trung đầu tư phát triển các vùng cây dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO trên địa bàn Gia Lai, vừa chủ động tạo nguồn dược liệu có chất lượng cao phục vụ cho hoạt động của nhà máy GMP VIETMEC, vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên.
Gia Lai vốn được biết là một trong những trung tâm trồng cây cao su và cà phê trước kia, hiện đang chuyển đổi sang trồng cây dược liệu. Theo quy hoạch phát triển cây dược liệu đến năm 2020 của tỉnh, diện tích tập trung đầu tư cho cây dược liệu sẽ lên tới trên 2400 ha, và mở rộng lên hơn 4100 ha vào năm 2030. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Gia Lai đã triển khai thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng để doanh nghiệp và người dân phát triển vùng trồng dược liệu.
Trước những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng phù hợp và sự ủng hộ của chính quyền địa phương với mục tiêu phát triển vùng trồng dược liệu, Công ty cổ phần Dược liệu Việt Nam đã phối hợp với các hợp tác xã nông nghiệp uy tín trên địa bàn để xây dựng các vùng trồng dược liệu có quy mô tập trung. Cho đến thời điểm tháng 10/22020, VIETMEC đã xây dựng thành công 2 vùng trồng dược liệu được công nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu” - GACP-WHO với 2 loại dược liệu gồm: Hà Thủ ô đỏ và Đan Sâm.
Các vùng trồng GACP-WHO Hà Thủ ô đỏ và Đan Sâm được Công ty Cổ phần Dược liệu Việt Nam phát triển trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, với tổng diện tích được chứng nhận trên 10ha. Huyện Chư Sê hiện đang đứng đầu tỉnh Gia Lai về diện tích trồng dược liệu với trên 50 ha và định hướng sẽ phát triển lên 1.000 ha trong những năm tới đây. Để đạt mục tiêu này, huyện lựa chọn các doanh nghiệp uy tín, có năng lực nhằm tổ chức liên kết hỗ trợ người dân về mặt kỹ thuật trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá tốt nhất, đảm bảo 2 bên cùng có lợi. Huyện cũng xây dựng chính sách phù hợp để các hợp tác xã, hộ gia đình tham gia mô hình phát triển cây dược liệu phải đảm bảo các điều kiện về đất đai, vốn đối ứng và kiến thức trồng trọt cơ bản.
Với kinh nghiệm và uy tín của một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực y dược cổ truyền tại Việt Nam, từ phát triển vùng trồng dược liệu đạt GACP-WHO, đến nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO và kinh doanh sản phẩm y dược cổ truyền, Công ty cổ phần Dược liệu Việt Nam đã trở thành đối tác tin cậy trên địa bàn huyện Chư Sê. Những vùng trồng Hà Thủ ô đỏ và Đan Sâm chỉ là những bước đi đầu tiên, hướng tới tiếp tục xây dựng các vùng trồng đạt GACP-WHO với các loại cây dược liệu quý khác như Cát Cánh, Đương Quy, Đinh Lăng… Đây sẽ là nguồn nguyên liệu quý để VIETMEC tạo ra những sản phẩm gắn kết y dược cổ truyền với công nghệ hiện đại, đem lại hiệu quả cao trong chăm sóc sức khỏe nhân dân và tạo điều kiện để người nông dân Chư Sê - Gia Lai chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm giàu trên mảnh đất quê hương./.
Ý kiến bạn đọc
Tin tức khác?
VIETMEC x KOBAYASHI (Nhật): Khi những nỗ lực nhận được sự...
Ngày 26/08/2024, Vietmec chính thức có buổi gặp gỡ, trao đổi và xúc tiến đầu...
VIETMEC: TÀI TRỢ 408.000.000 CÙNG PHÓ THỦ TƯỚNG ĐẾN HUẾ PHÁT...
Ngày 1.6, Vietmec vinh dự tiếp tục được đồng hành cùng Bộ Lao động - Thương binh...