Cao khô dược liệu Đinh lăng
Giá bán: Liên hệ
-
Cao khô dược liệu Đinh lăng (Extractum Polyscias fruticosa (L.) Harms siccus)
Tùy vào từng bộ phận mà có các công dụng khác nhau.
- Phần thân, rễ đinh lăng có khả năng tăng cường tuần hoàn máu, giúp lưu thông khí huyết.
- Phần lá có khả năng giải độc, chống dị ứng, ho ra máu, kiết lị.
Cây đinh lăng chuyên dùng điều trị trong các trường hợp cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, nhức đầu, ho ra máu, thấp khớp, đau nhức xương khớp, tắc tia sữa, người hư yếu, ho khan kéo dài.
Trung bình mỗi ngày dùng từ 1 đến 6g phần rễ và từ 30 đến 50g phần thân, còn lá thì dùng từ 50 đến 100g. Người bệnh có thể sắc để uống, ngâm rượu hoặc chế biến thành món ăn cũng được.
1. Tên sản phẩm: Cao khô dược liệu Đinh lăng (Extractum Polyscias fruticosa (L.) Harms siccus)
2. Thành phần: Cao khô dược liệu Đinh lăng (Extractum Polyscias fruticosa (L.) Harms siccus)
3. Thời hạn sử dụng sản phẩm: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
4. Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì: Túi 5kg; 15kg; 25kg. Đóng trong túi phức hợp nhôm
5. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm: Công ty cổ phần Dược Liệu Việt Nam (VIETMEC)
Yêu cầu về an toàn thực phẩm:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt yêu ầu về an toàn thực phẩm theo:
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số QCVN 8-2:2011/BYT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm). Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm. Quyết định số 46/2017/QĐ-BYT quy định giới hạn tối đa ô nhiễm vi sinh vật và hóa học trong thực phẩm( đối với thực phẩm chức năng).
2. Thành phần: Cao khô dược liệu Đinh lăng (Extractum Polyscias fruticosa (L.) Harms siccus)
3. Thời hạn sử dụng sản phẩm: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
4. Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì: Túi 5kg; 15kg; 25kg. Đóng trong túi phức hợp nhôm
5. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm: Công ty cổ phần Dược Liệu Việt Nam (VIETMEC)
Yêu cầu về an toàn thực phẩm:
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt yêu ầu về an toàn thực phẩm theo:
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số QCVN 8-2:2011/BYT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm). Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm. Quyết định số 46/2017/QĐ-BYT quy định giới hạn tối đa ô nhiễm vi sinh vật và hóa học trong thực phẩm( đối với thực phẩm chức năng).
Một số bài thuốc y học cổ truyền từ Đinh lăng:
1. Bài thuốc giúp phòng ngừa dị ứng và bồi bổ cơ thể
200 lá đinh lăng. Nấu sôi với 200ml nước trong 20 phút. Sau đó chắt lấy nước, nấu thêm 20 phút nữa. Dùng nước chia thành 2 lần dùng và uống hết trong ngày.2. Bài thuốc giúp chữa tắc tia sữa ở phụ nữ sau khi sinh
3 lát gừng tươi và 40g rễ đinh lăng. Cho vào nồi, đun sôi với 500ml nước và hạ lửa nấu cho đến khi còn 250ml. Dùng nước sắc uống khi còn nóng.
3. Bài thuốc chữa mề đay mẩn ngứa do dị ứng thực phẩm, thời tiết
Lá đinh lăng khô 80g. Nấu sôi với 500ml còn lại 250ml, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
4. Bài thuốc chữa ho mãn tính
Rễ đinh lăng, nghệ vàng, đậu săn, rau tần, bách bộ và rễ cây dâu mỗi vị 8g, gừng khô 4g. Đem các vị sắc với 500ml, còn lại 250ml. Chia thành 2 lần uống và dùng khi thuốc còn nóng.
5. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp do thấp khớp
Quế chi và vỏ quýt (trần bì) mỗi vị 4g, thiên niên kiện, cỏ xước, hà thủ ô, huyết rồng và cối xay mỗi vị 8g, rễ đinh lăng 12g. Để quế chi riêng, cho các vị sắc lấy nước, sau khi sôi cho quế chi vào. Chia thành 2 lần uống và dùng khi thuốc còn ấm.
6. Bài thuốc chữa chứng mệt mỏi, lười vận động, uể oải
Rễ đinh lăng phơi khô, 0.5g. Đun với 100ml nước trong vòng 15 phút, sau đó chia thành 2 – 3 lần dùng và uống hết trong ngày.
7. Bài thuốc chữa chứng vú căng nóng và tắc tia sữa
Rễ đinh lăng 30 – 35g. Sắc lấy 250ml nước, uống liên tục trong vòng 2 – 3 ngày.
8. Bài thuốc chữa vết thương sưng đau
Lá đinh lăng tươi. Rửa sạch, để ráo nước và giã nát, sau đó đắp lên vùng đau nhức.
9. Bài thuốc chữa chứng đau lưng mỏi gối
20 – 30g thân cành cây đinh lăng, phối hợp thêm cam thảo dây, cúc tần và rễ cây xấu hổ. Sắc lấy nước, chia thành 3 lần dùng.
10. Bài thuốc chữa bệnh viêm gan
Nghệ 8g, biển đậu 12g, rễ đinh lăng 12g và rễ cỏ tranh 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, dùng đều đặn cho đến khi khỏi.
11. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh liệt dương và rối loạn cương dương ở nam giới
Sa nhân 6g, cao ban long và trâu cổ mỗi vị 8g, cám nếp và rễ đinh lăng mỗi vị 12g. Sắc uống ngày dùng 1 thang.Lưu ý: Để đạt được kết quả điều trị tốt, nên kết hợp với thói quen tình dục lành mạnh, tập luyện và ăn uống điều độ.
12. Bài thuốc chữa bệnh thiếu máu
13. Bài thuốc trị chứng kiết lỵ, ho, ban sởi và dị ứng
Lá đinh lăng khô 10g. Thực hiện: Sắc với 200ml nước và dùng hết trong ngày.
14. Bài thuốc chữa chứng ho suyễn lâu năm không giảm
Gừng khô 4g, xương bồ 6g, đậu săng, rễ đinh lăng, nghệ vàng, tang bạch bì và tần dày lá mỗi vị 8g. Sắc với 600ml nước còn lại 250ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng khi thuốc còn nóng.
15. Bài thuốc chữa chứng ăn uống khó tiêu, đầy bụng và ợ hơi nhiều
10g rễ đinh lăng. Sắc với 300ml nước, còn lại 150ml, chia nước sắc thành 2 – 3 lần uống.
16. Bài thuốc chữa chứng đau tức ngực, nhức đầu và nóng sốt
Chua me đất, lá tre và rễ sài hồ mỗi vị 20g, rau má, cam thảo dây và rễ đinh lăng tươi mỗi vị 30g, trần bì và vỏ chanh mỗi vị 10g. Đem dược liệu thái nhỏ, đổ ngập nước và sắc lấy 250ml. Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
17. Bài thuốc chữa bệnh viêm gan mãn tính
18. Rễ đinh lăng ngâm rượu giúp bồi bổ sức khỏe, tiêu thực
Rễ đinh lăng khô 100g. Tán nhỏ và ngâm với 1 lít rượu 30 độ trong vòng 10 ngày. Cứ vài ngày lắc đều lọ 1 lần để tránh thuốc đóng cặn. Mỗi lần dùng 10ml trước khi ăn, ngày dùng 2 lần.
19. Bài thuốc chữa chứng mất ngủ kéo dài, thiếu tập trung và suy giảm trí nhớ
Liên nhục 16g, tâm sen 12g, lá đinh lăng 24g, lá vông 20g và tang diệp 20g. Sắc với 400ml nước, lấy khoảng 150ml và chia thành 2 lần uống trong ngày.
20. Bài thuốc trị chứng tiểu ra nước đỏ, đái rắt, đái buốt do sỏi thận
Kim tiền thảo, xa tiền thảo, lá đinh lăng và liên tiền thảo mỗi thứ 1 nắm to. Sắc uống đều đặn, nếu bệnh nặng nên gia thêm 10 – 12g chè búp non.
21. Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận gây bí tiểu và đau quặn bụng
Xa tiền thảo 20g, rau ngổ 30g, lá đinh lăng và xấu hổ tía mỗi vị 40g, râu bắp 24g. Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.
22. Bài thuốc trị chứng tắc sữa và sưng đau vú ở phụ nữ sau sinh
Bài thuốc 1: Dùng hoài sơn, đương quy, rễ bí đỏ, xuyên khung, bạch truật, đan sâm mỗi vị 12g, lá đinh lăng 40g, kim ngân hoa 16g. Sắc các vị lấy nước uống, dùng mỗi ngày 1 thang.Bài thuốc 2: Trần bì, kim ngân hoa mỗi vị 12g, sài đất và bồ công anh mỗi vị 20g, lá đinh lăng (sao vàng hạ thổ) 40g. Sắc với 400ml nước, còn lại 200ml chia thành 2 lần dùng. Nên uống khi thuốc còn nóng.
23. Bài thuốc chữa chứng đau mỏi các khớp, khó khăn khi vận động và có biểu hiện xơ cứng
Trần bì, đại táo, khởi tử, đương quy, cam thảo và xuyên khung mỗi vị 12g, đỗ trọng 10g, nam tục đoạn, củ đinh lăng (sao thơm) và thổ linh mỗi vị 20g, ngưu tất 16g. Sắc với 800ml nước, còn lại 250ml. Đem nước sắc chia thành 2 – 3 lần uống và dùng liên tục trong 15 ngày. Nếu cần có thể lặp lại liệu trình cho đến khi bệnh thuyên giảm.