Tên gọi khác: Kim anh, thích lê tử, đường quán tử
Tên khoa học: Rosa laevigata Michx. - Rosaceae
Giới thiệu: Là loại cây nhỏ mọc thành bụi. Thân cành có gai, lá kép, mép khía răng nhọn, có lá kèm nhỏ. Hoa to, màu trắng, mọc riêng lẻ ở đầu cành. Quả giả (đế hoa), hình trứng, có gai và đài còn lại, khi chín màu vàng nâu. Hạt (quả thật) nhiều, dẹt. Mùa hoa quả: vào tháng 3 - 6; Quả vào tháng 7 - 9.
Cây mọc hoang ở vùng núi thấp ở hai tỉnh Cao bằng và Lạng sơn.
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào tháng 10 - 11, khi quả chín tới biến thành màu đỏ, phơi khô, loại bỏ gai cứng.
Kim anh nhục (thịt quả Kim anh): Lấy quả Kim anh sạch, ngâm mềm, bổ đôi, nạo hết ‘hạt’ (quả đóng) và lông ở trong, phơi hoặc sấy khô.
Mô tả dược liệu: Quả già (đế hoa lõm biến thành) bổ dọc, hình bầu dục, dài 2 - 4 cm, rộng 0,3 - 1,2 cm. Mép cắt thường quăn gập lại. Mặt ngoài màu da cam, nâu đỏ hoặc nâu sẫm bóng, hơi nhăn nheo, có vết của gai đã rụng. Đầu trên mang vết tích của lá đài, nhị và nhụy. Đầu dưới còn sót lại một đoạn cuống ngắn. Phần lớn đã được nạo sạch hạt (quả đóng) và lông. Quả đóng có góc, màu vàng nâu nhạt, rất cứng, có nhiều lông tơ. Vị hơi ngọt, chát.
Tính vị: Vị chua, chát, tính bình
Quy kinh: Vào kinh thận, bàng quang, đại trường
Thành phần hóa học: Saponins, citric acid, fructose, sucrose, tannin, resin, vitamin C, citric acid
Công năng: Cố tinh, súc niệu, sáp trường, ngừng tiêu chảy.
Công dụng: Chữa di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái rắt, băng huyết, dong huyết, đới hạ; tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, suy nhược thần kinh.
Cách dùng, liều lượng: 4 - 12g một ngày. Dạng thuốc sắc, cao, thường dùng phối hợp các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: Bệnh mới phát sốt, người nhiệt táo kết không nên dùng.
Ghi chú: Tránh nhầm kim anh với một loài hồng dại mọc hoang trong rừng, có dáng cây và hoa rất giống nhưng hoa lại có màu đỏ mà nhân dân Lạng Sơn vẫn gọi là Kim anh hoa đỏ. Cây này không được dùng làm thuốc.
Tên khoa học: Rosa laevigata Michx. - Rosaceae
Giới thiệu: Là loại cây nhỏ mọc thành bụi. Thân cành có gai, lá kép, mép khía răng nhọn, có lá kèm nhỏ. Hoa to, màu trắng, mọc riêng lẻ ở đầu cành. Quả giả (đế hoa), hình trứng, có gai và đài còn lại, khi chín màu vàng nâu. Hạt (quả thật) nhiều, dẹt. Mùa hoa quả: vào tháng 3 - 6; Quả vào tháng 7 - 9.
Cây mọc hoang ở vùng núi thấp ở hai tỉnh Cao bằng và Lạng sơn.
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào tháng 10 - 11, khi quả chín tới biến thành màu đỏ, phơi khô, loại bỏ gai cứng.
Kim anh nhục (thịt quả Kim anh): Lấy quả Kim anh sạch, ngâm mềm, bổ đôi, nạo hết ‘hạt’ (quả đóng) và lông ở trong, phơi hoặc sấy khô.
Mô tả dược liệu: Quả già (đế hoa lõm biến thành) bổ dọc, hình bầu dục, dài 2 - 4 cm, rộng 0,3 - 1,2 cm. Mép cắt thường quăn gập lại. Mặt ngoài màu da cam, nâu đỏ hoặc nâu sẫm bóng, hơi nhăn nheo, có vết của gai đã rụng. Đầu trên mang vết tích của lá đài, nhị và nhụy. Đầu dưới còn sót lại một đoạn cuống ngắn. Phần lớn đã được nạo sạch hạt (quả đóng) và lông. Quả đóng có góc, màu vàng nâu nhạt, rất cứng, có nhiều lông tơ. Vị hơi ngọt, chát.
Tính vị: Vị chua, chát, tính bình
Quy kinh: Vào kinh thận, bàng quang, đại trường
Thành phần hóa học: Saponins, citric acid, fructose, sucrose, tannin, resin, vitamin C, citric acid
Công năng: Cố tinh, súc niệu, sáp trường, ngừng tiêu chảy.
Công dụng: Chữa di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái rắt, băng huyết, dong huyết, đới hạ; tiêu chảy lâu ngày, lỵ lâu ngày, suy nhược thần kinh.
Cách dùng, liều lượng: 4 - 12g một ngày. Dạng thuốc sắc, cao, thường dùng phối hợp các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: Bệnh mới phát sốt, người nhiệt táo kết không nên dùng.
Ghi chú: Tránh nhầm kim anh với một loài hồng dại mọc hoang trong rừng, có dáng cây và hoa rất giống nhưng hoa lại có màu đỏ mà nhân dân Lạng Sơn vẫn gọi là Kim anh hoa đỏ. Cây này không được dùng làm thuốc.