Thực phẩm chức năng là gì? Cách sử dụng TPCN đúng và an toàn

21/05/2021 | Tin VIETMEC
Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng là gì?
Hiện nay chúng ta có thể thấy tại hầu hết các nhà thuốc và các cơ sở kinh doah thuốc đều xuất hiện phần lớn là loại thực phẩm chức năng, chúng có nhiều công dụng khác nhau từ cải thiện sức khoẻ, sức đề kháng, khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể hay là ngăn ngừa các loại bệnh
Vậy cụ thể thực phẩm chức năng là gì? Và nó có tác dụng như nào đến sức khoẻ của người sử dụng? Các bạn hãy cùng Dược Liệu Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng (hay còn gọi là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ) là một loại thực phẩm được nhà sản xuất phát triển và chế biến từ các loại dược liệu, thực vật hay động vật ăn được có trong tự nhiên mà trong đó các nguồn nguyên liệu thực phẩm này chứa những chất giúp bổ sung và cải thiện khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Sở dĩ nó có tên gọi là thực phẩm chức năng (hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe) là bởi đây đều là những loại thực phẩm có thể ăn được và không gây hại hay có tác dụng phụ đáng ghi nhận nào cho cơ thể người, đây cũng là lý do vì sao mà các nhà sản xuất luôn chú thích rõ trên vỏ các loại sản phẩm dòng chữ: “Đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” để tránh người sử dụng các loại thực phẩm chức năng này hiểu lầm rằng việc sử dụng các loại thực phẩm này có thể thay thế được thuốc.

(Thuốc hay dược phẩm là một hoặc nhiều hợp chất hóa học khác nhau dùng để chữa, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh mà những hợp chất trong thuốc có công dụng đã được thử nghiệm để đạt được độ an toàn rất cao khi sử dụng trên cơ thể người. Thuốc thường được chia thành liều lượng hoặc theo toa để người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ)

Ngoài những loại thực phẩm chức năng được phân thành liều lượng mà Bộ Y Tế đã quy định có tên gọi khác đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, những loại thực phẩm “đặc biệt” này có thể được nhà sản xuất điều chế thành nhiều dạng khác nhau từ viên nén, cốm vị thuốc, dược liệu đã được sắc, chiết xuất hoặc thậm chí còn là thức uống để giúp mọi người sử dụng nhanh chóng và tiện dụng nhất.

Các loại thực phẩm chức năng phổ biến:

Probiotic

Nghĩa  của cụm từ trên là vi khuẩn thân thiện, bao gồm những vi khuẩn hay vi sinh vật có lợi cho cơ thể người và giúp bổ sung dưỡng chất và cải thiện sức khỏe của cơ quan trong cơ thể người. Một ví dụ dễ hiểu nhất của Probiotic đó là sữa chua, đây là loại chất đã được vi khuẩn không gây hại cho con người “lên men” chuyển đổi một số thành phần có trong sữa chua thành dưỡng chất có lợi cho tiêu hóa của con người

Ngoài ra trong văn hoá truyền thống của người Việt có một món ăn đặc trưng cũng được làm từ Probiotic đó là dưa muối, đây là loai thực phẩm phổ biến ở mọi nơi tại Việt Nam với cách thức làm có nhiều điểm tương đồng với sữa chua, để lên men và sau đó dùng trực tiếp. Các loại dưa muối của Việt Nam có tác dụng rất tốt trong việc cân bằng đường ruột, bôt sung chất xơ, kích thích dịch vị dạ dày. Nhưng cũng có một số lưu ý cần thiết đó là dưa muối có hàm lượng muối cao, vị chua mạnh nên tránh ăn với những người có huyết áp cao, bị viêm loét dạ dày

Prebiotic 

Prebiotic là một hợp chất có thể tìm thấy trong thức ăn, khi được hấp thực vào đường ruột trong cơ thể người, prebiotic sẽ kích thích quá trình phát triển của các vi khuẩn, vi nấm hay một số vi sinh vật có lợi khác để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và cũng là để kiềm chế những vi khuẩn có hại trong đường ruột

Các loại thực phẩm chức năng có chứa hợp chất stanol và sterol


Đây là những hợp chất thường được tìm thấy trong các phân tử hữu cơ của động vật, thực vật và nấm, ví dụ dễ hiểu nhất là chloresteron có ở trong động vật, ngoài ra những hợp chất này còn có thể là thành phẩm của một số loại vi khuẩn (nhưng chức năng của những hợp chất này có thể đã bị biến đổi). Các loại hợp chất này sau đó sẽ được điều chế và sản xuất thành những dạng thực phẩm chức năng khác nhau tùy theo chiết xuất các thành phần có được trong những cây dược liệu hay động vật để có tác dụng đến việc cải thiện sức khỏe hay sức đề kháng của con người
thực phẩm chức năng là gì2

 

Vitamin 

Đây là các hợp chất hữu cơ thiết yếu để thực hiện các việc trao đổi chất trong cơ thể. Trước đây vitamin chỉ có thể chiết xuất từ thực phẩm, nhưng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của con người, nên việc tổng hợp và sản xuất đại trà các loại vitamin đã trở nên phổ biến hơn, có một loại vitamin mà con người có thể tự tổng hợp  đó là vitamin D thông qua việc tiếp xúc một khoảng thời gian ngắn với tia cực tím, lưu ý rằng việc tiếp xúc khoảng thời gian dài và liên tục với tia cực tím sẽ gây tổn thương cho da và dẫn đến ung thư da. Hiện tại có 13 loại vitamin mà con người biết đến bao gồm:
 

Tên loại Vitamin Dấu hiệu cơ thể bị thiếu vitamin Dấu hiệu thừa vitamin Nguồn bổ sung vitamin

Vitamin A
Quáng gà, lớp biểu bì quá dày, mờ đục giác mạc Xương sọ mềm bất thường ở trẻ nhỏ, mắt mờ, viêm xương Từ động vật: Các loại cá, gan, sữa
Từ thực vật: cam, cà rốt, bí ngô, rau chân vịt, bí
 
Vitamin B1
Bệnh beriberi bao gồm các triệu chứng: Tăng nhịp tim, khó thở, sưng chân, tê chân tay
Hội chứng Wernicke – Korsakoff
Buồn ngủ, giãn cơ Thịt lợn, yến mạch, gạo lứt, các loại rau xanh, khoai tây, gan, trứng
Vitamin B2 Viêm lưỡi, viêm môi bong vảy, viêm miệng   Sữa, chuối, đậu xanh, măng tây
Vitamin B3 Bệnh Pellagra: viêm da, tiêu chảy, mất trí nhớ, lở loét miệng Tổn hại cho gan (Nếu dùng >2g/ngày), mặt ửng đỏ, tiểu đường, Thịt, cá, trứng, các loại rau, nấm
Vitamin B5 Chứng dị cảm: Cảm giác buồn hay kiến bò dưới da Tiêu chảy, có thể bao gồm buồn nôn, ợ nóng Thịt, súp lơ xanh, quả bơ
Vitamin B6 Thiếu máu, rối loạn hệ thần kinh Mất cân bằng về cảm nhận cơ thể, tổn thương não bộ (trên 100mg/ngày) Thịt, rau củ, các loại quả hạch, chuối
Vitamin B7 Bệnh chàm, viêm ruột non   Trứng gà sống, gan, đậu phộng, rau có lá xanh

Vitamin B9
Thiếu máu đại hồng cầu trong thời gian mang thai có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh: như ống thần kinh Chưa được ghi nhận Thịt lợn, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa
Vitamin C Chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương Chưa được ghi nhận Các loai hoa quả và rau củ, gan
Vitamin D Còi xương, loãng xương Mất nước, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, dễ cáu, mệt mỏi, táo bón,yếu cơ, Địa y, trứng, gan, cá mòi, nấm hương
Vitamin E Rất ít trường hợp thiếu Vitamin E, bệnh thiếu máu do tan huyết dạng nhẹ Có thể bao gồm tăng nguy cơ bị sung huyết tim Các loại hoa quả và rau củ, quả hạch, hạt và tinh dầu từ hạt

Vitamin K
Xuất huyết thể trạng bao gồm: đốm máu trên da, ban xuất huyết, chảy máu nướu, chảy máu mũi kéo dài Các triệu chứng chống đông máu từ thuốc warafin Lòng đỏ trứng, gan, các loại rau có lá xanh như rau chân vịt

Thực phẩm bổ sung cho thể hình:

Là loại thực phẩm giúp cho việc tăng trọng lượng cơ thể dễ dàng hơn bao gồm cả việc tăng kích thước cơ, trọng lượng cơ thể cũng như cải thiện khả năng vận động của cơ thể, đồng thời các loại thực phẩm này cũng làm giảm lượng phần trăm mỡ trong cơ thể.  Thông thường các loại thực phẩm bổ sung cho thể hình thường có các dạng như: thức uống giàu protein, các chuỗi liên kết amino axit, glu-ta-min, các axit béo quan trọng, crê-a-tin, HMB và sản phẩm giảm cân

Những loại thực phẩm, dược phẩm thường bị nhẫm lẫn với thực phẩm chức năng

Thuốc

Như đã nói ở trên, thuốc thường bị mọi người hiểu nhầm hay đánh đồng với khái niệm thực phẩm chức năng. Thuốc là một dạng đặc thù của ngành dược và ngành y tế nói chung, có tác dụng cụ thể cho từng loại bệnh khác nhau nhưng không được sử dụng trên các loại thực phẩm. Mọi người thường bị nhẫm lần hai dạng sản phẩm này với nhau do một số loại thực phẩm chức năng có khả năng giảm thiểu hay ngăn ngừa một số loại bệnh cũng như hạn chế tái phát. Để tránh xảy ra nhầm lẫn, người sử dụng nên xem rõ thành phần của thuốc và thực phẩm chức năng, trong thành phần các viên thuốc thường chứa những hợp chất hóa học giúp có tác dụng cao trong việc điều trị các bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ, còn đối với thực phẩm chức năng thường có thành phần chủ yếu là các loại dược liệu, hay từ Probiotic và Prebiotic để giúp tăng cường, cải thiện sức khỏe của người sử dụng

Siêu thực phẩm

Đây cũng là một trong những khái niệm dễ bị nhầm lẫn với thực phẩm chức năng. Trên thực tế, tại các cơ quan quản lý lớn như FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ) cũng không có khái niệm cụ thể cho Siêu thực phẩm. Những loại thực phẩm với tên gọi này được một số kênh truyền thông ở trong nước và quốc tế để miêu tả do nó rất giàu dưỡng chất hay các chất có hoạt tính sinh học cao.

Nhưng trên thực tế, những loại “siêu thực phẩm” về công dụng đối với sức khỏe con người chưa được kiểm chứng bởi các đon vị khoa học để có thể khẳng định đây đúng là “Siêu thực phẩm”. Vì thế, khách hàng khi sử dụng loại thực phẩm này nên chú ý và hỏi trước các chuyên gia trong lĩnh vực dược và y tế để tránh việc quá lạm dụng hay gây ra những sự cố không đáng có

Fortified food

(Tạm dịch: Thực phẩm đã được làm giàu dinh dưỡng)

Đây là là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng ở trên thế giới thì loại thực phẩm này đã khá phổ biến do mục đích chính của nó là để giảm lượng người bị suy dĩnh dưỡng ở những vùng thiếu hụt lương thực. Thông thường thực phẩm được làm giàu dinh dưỡng được sản xuất bởi các nhà sản xuất thực phẩm, chính phủ hay tổ chức y tế.

Theo định nghĩa của WHO và FAO việc làm giàu dinh dưỡng ở những loại thực phẩm này sẽ bao gồm bổ sung các vi chất thiết yếu như vitamin hay khoáng chất để cung cấp đến nhiều người và cũng để làm giảm các đe dọa về sức khỏe cũng như cung cấp một nguồn lương thực có đầy đủ dinh dưỡng ở những khu vực bị đe doạ bởi an ninh lương thực trên thế giới

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm chức năng có giống nhau không?

Theo thông tư 08/2004/TT-BYT về Hướng dẫn quản lý các sản phẩm Thực phẩm chức năng và Thông tư 43/2014/TT-BYT về Quy định về quản lý thực phẩm chức năng có nêu rõ khái niệm thực phẩm chức năng cùng các định nghĩa về thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng y học như sau:

Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

Thực phẩm chức năng, tuỳ theo công dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, còn có các tên gọi khác bao gồm:

Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng
 Thực phẩm bổ sung: là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: (Health Supplement, Food Supplement, Dietary Supplement) là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất sau đây:

a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác

b) Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.

Sản phẩm dinh dưỡng y học: là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Như vậy có thể hiểu rằng, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là một tên gọi khác của thực phẩm chức năng có mục đích cung cấp các dưỡng chất, hoạt chất có tác dụng bồi bổ cơ thể, cải thiện sức khỏe của người sử dụng có nguồn gốc chiết xuất từ động, thực vật trong tự nhiên, được sử dụng dưới dạng: Viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm thuốc....

Cách sử dụng thực phẩm chức năng

Không nên quá lạm dụng thực phẩm chức năng

Mặc dù việc sử dụng thực phẩm chức năng đóng góp những lợi ích rất tích cực cho sức khỏe và sức đề kháng của con người những việc lạm dụng, sử dụng quá liều so với chỉ định của nhà sản xuất có thể đem đến hiệu quả không đạt như mong muốn.

Hơn nữa, việc sử dụng ít hoặc nhiều hơn liều lượng theo chỉ định sẽ dẫn đến việc "nhờn" với các thành phần trong sản phẩm (đối với việc sử dụng liều lượng nhiều hơn mức chỉ định) hoặc khiến cho các công dụng của thực phẩm chức năng không được phát huy tối đa (đối với việc liều lượng ít hơn mức chỉ định), khiến cho việc hỗ trợ điều trị trở nên khó khăn hơn. Vì thế trước khi bạn quyết định chọn mua bất cứ loại thực phẩm chức năng nào, bạn cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sỹ kê đơn hoặc chỉ định của nhà sản xuất. 

Kết hợp thực phẩm chức năng với chế độ ăn phù hợp

Ngoài việc sử dụng thực phẩm chức năng theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, việc kết hợp với chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng , phù hợp với các hợp chất có trong thực phẩm chức năng không những sẽ đem lại hiệu quả tối đa mà còn giảm thiếu các nguy cơ từ các bệnh mãn tính gây ra.  Bởi lẽ, trong thành phần của thực phẩm chức năng sẽ có thể kết hợp với những hợp chất khác có trong các loại thực phẩm hằng ngày để giảm thiểu các triệu chứng cũng như nguy cơ từ các căn bệnh này gây ra
 
Cách sử dụng thực phẩm chức năng hiệu quả nhất

Không tự ý kết hợp sử dụng các loại thực phẩm chức năng

Đây là những thói quen mà người sử dụng thực phẩm chức năng thường gặp phải vì nghĩ rằng những sản phẩm này không khó sử dụng như các loại thuốc mà lại có nguồn gốc từ các loại dược liệu tự nhiên nên thường có suy nghĩ "sử dụng nhiều loại cùng với nhau chẳng làm sao đâu". Nhận định này là hoàn toàn sai lầm và có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

Mặc dù là một loại sản phẩm hỗ trợ điều trị các chứng bệnh rất hiệu quả và an toàn khi sử dụng, nhưng thực phẩm chức năng không được sử dụng kết hợp với nhau khi chưa có chỉ định từ các bác sỹ hay dược sỹ y khoa. 

Điều này được lý giải như sau: Trong thành phần của thực phẩm chức năng sử dụng để hỗ trợ chữa trị các chứng bệnh cần phải có những nguyên liệu có dược tính đặc thù khác nhau để có tác dụng hiệu quả đối với từng chứng bệnh  cụ thể

Việc tự ý sử dụng các loại sản phẩm có thành phần không tương thích và đồng nhất với nhau sẽ dẫn đến những phản ứng ngược tạo ra những hoạt chất hoá học mới làm cho công dụng của sản phẩm không như mong muốn hoặc trầm trọng hơn dẫn đến tình trạng như: ngộ độc, tác dụng phụ, phản ứng gây hại cho cơ thể

Vì thế người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ, dược sỹ y khoa để có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng kết hợp các loại thực phẩm chức năng với nhau để vừa đạt được hiệu quả cao trong việc điều trị các loại bệnh khác nhau cũng như đảm bảo sức khoẻ cho người sử dụng 

Nguồn gốc và cách thức sản xuất thực phẩm chức năng

Nguồn gốc nguyên liệu của thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng thông thường đươc chiết xuất từ các chất hiếm và quan trọng có trong động vật, thực vật và các loài sinh vật khác nhằm giúp bổ sung dưỡng chất và cải thiện sức khoẻ chung của con người. Những loại chiết xuất này con người không thể tự tái tạo tổng hợp được mà phải sử dụng nguyên liệu đầu vào có chất lượng đảm bảo để chiết xuất được những loại dưỡng chất quan trọng này 

Ngoài ra, nguồn gốc khác của thực phẩm chức năng là đã được nghiên cứu và ,phát triển hoàn thiện, với hình thức này, thực phẩm chức năng được nghiên cứu kết hợp với những loại dược chất tương thích với nhau để tăng khả năng hỗ trợ điều trị và cải thiện mức độ hiệu quả của sản phẩm

Cách thức sản xuất thực phẩm chức năng

Khái niệm "thực phẩm chức năng" ở Việt Nam hiện nay còn khá mới mẻ và việc các cơ sở sản xuất xuất hiện nhiều nhưng chưa có tiêu chuẩn cụ thể, điều này đã dẫn đến việc vào ngày 17/07/2019 vừa qua, Bộ Y Tế đã ban hành Thông tư 18/2019/TT - BYT để quy định và làm rõ về quy trình sản xuất thực phẩm chức năng

Theo đó, bắt đầu từ ngày thông tư 18/2019/TT - BYT có hiệu lực, các cơ sở sản xuất chưa đạt chuẩn GMP - WHO sẽ bị đóng cửa. Quy chuẩn GMP - WHO theo như tên gọi đầy đủ là Google Manufacturing Practices - Thực hành tốt sản xuất được WHO (Tổ chức y tế thế giới) công nhận bao gồm trình tự như sau:
 
  1. 1. Nguyên liệu đầu vào đảm bảo 
  2. 2. Kiểm nghiệm nguyên liệu, dược liệu 
  3. 3. Sử dụng nguyên liệu đạt chuẩn để tiến hành sản xuất
  4. 4. Sản xuất, gia công thực phẩm chức năng tại nhà máy đạt chuẩn theo các quy định về cơ sở GMP 
  5. 5. Tiến hành đóng gói, hoàn thiện sản phẩm
  6. 6. Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm đã hoàn thiện
  7. 7. Nhập kho, lưu hồ sơ, mẫu sản phẩm 
  8. 8. Tiến hành phân phối
Nhà máy của Công ty cổ phần Dược Liệu Việt Nam là một trong 5 đơn vị đầu tiên của năm 2019 đã được Bộ Y Tế cấp giấy chứng nhận GMP - WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới)

Mời quý vị xem thêm mẫu: nhà máy gia công tpcn đạt chuẩn GMP - WHO với quy mô lớn và các loại thiết bị, máy móc hiện đại, có quy trình nghiêm ngặt đạt các tiêu chuẩn đặt ra của Bộ Y Tế về một cơ sở sản xuất GMP - WHO

Tác giả bài viết: Dược Liệu Việt Nam

Nguồn tin: Dược Liệu Việt Nam

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Tin tức khác?

Công Ty Cổ Phần Dược Liệu Việt Nam (VietMec): Hành Trình...

Công Ty Cổ Phần Dược Liệu Việt Nam (VietMec): Hành Trình...

Hội chợ triển lãm năm nay tại trung tâm hội nghị và triển lãm SECC (799 Nguyễn...

VIETMEC x KOBAYASHI (Nhật): Khi những nỗ lực nhận được sự...

VIETMEC x KOBAYASHI (Nhật): Khi những nỗ lực nhận được sự...

Ngày 26/08/2024, Vietmec chính thức có buổi gặp gỡ, trao đổi và xúc tiến đầu...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?