Phụ Tử

Giá bán: Liên hệ
  • Hắc phụ tử có tính đại nhiệt và có tác dụng chậm nhưng bền dùng để trị các chứng mạn tính như vong dương, dương hư, thủy thủng, phong thấp đau nhức khớp xương
     
Tên khoa học: Radix Aconiti Lateralis Preparata

Giới thiệu: Cỏ cao 0,6-1m, thân mọc thẳng đứng, có lông ngắn. Lá chia 3 thùy, đường kính 5-7mm, hình trứng ngược có răng cưa ở nửa trên. Hoa lớn màu xanh tím, mọc thành chùm dày, dài 6-15cm. Lá bắc nhỏ. Bao hoa gồm 5 bộ phận trong đó có 1 cái hình mũ, 2-5 tuyến mật. Quả có 5 đại mỏng như giấy, dài 23mâm, hạt có vảy ở trên mặt.

Mọc hoang ở Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, vùng Tây Bắc

Mô tả dược liệu:
+ Diêm Phụ Tử: Hình dùi tròn, dài khoảng 6,6cm, đường kính 3,3cm. Đầu củ rộng, chính giữa có vết mầm trở xuống, thân trên béo, đầy, chung quanh có phân chi nổi lên. Bên ngoài mầu đen tro, bao trùm bột muối. Thể nặng, chỗ cắt ngang mầu nâu tro, có những đường gân lệch hoặc giữa ruột có khe hổng nhỏ, trong đó có muối. Không mùi, vị mặn mà tê, cay. Loại củ lớn, cứng, bên ngoài nổi bậc muối là tốt.
+ Hắc Phụ Phiến: Những miếng cắt dọc không giống nhau, trên rộng, dưới hẹp, dài 2-4cm, rộng 1,6-2,6cm, dầy 0,5cm. Ngoài vỏ mầu nâu đen, trong ruột mầu vàng mờ, nửa trong suốt, dầu nhuận sáng bóng, thấy được đường gân chạy dọc. Chất cứng dòn, chỗ vỡ nát giống như chất sừng. Không mùi, vị nhạt. Lựa thứ đều, bên ngoài có dầu nhuận sáng là tốt.
+ Bạch Phụ Phiến: giống Hắc Phụ Phiến nhưng toàn bộ đều mầu trắng vàng, nửa trong suốt, miếng mỏng hơn, dài 0,3cm. Không mùi, vị nhạt. Lựa thứ phiến đều, mầu trắng vàng, dầu nhuận, nửa trong suốt là tốt.

Tính vị: Vị cay, hơi kèm ngọt, đắng, đại nhiệt

Quy kinh: Vào kinh tâm, thận, tỳ

Thành phần hóa học: Coryneine, Atisines, Aminophenols, Isodephinine, Aconitine, Salsolinol, Benzoylmesaconine, Neoline, Fuziline, 15-a-Hydroxyneoline

Dược năng: Ôn thận, hồi dương cứu ngịch, tán hàn, hành thủy, chỉ thống, thông hành 12 kinh

Chủ trị: Hắc phụ tử có tính đại nhiệt và có tác dụng chậm nhưng bền dùng để trị các chứng mạn tính như vong dương, dương hư, thủy thủng, phong thấp đau nhức khớp xương

Liều dùng: 3 - 15g

Độc tính: Phụ tử có độc tính cao nhưng chỉ gây phản ứng phụ (nếu thuốc chế chưa kỹ hoắc thời gian sắc chưa đủ) chứ không nguy hiểm và không gây tử vong.

Khi bị ngộ độc Phụ tử, Ô đầu thường có những triệu chứng sau: sùi bọt mép, buồn nôn, nôn, miệng khô, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, chân tay và cơ thể có cảm giác tê, tim hồi hộp, thân nhiệt giảm, huyết áp tụt, mạch chậm, khó thở, chân tay co giật, bất tỉnh, tiêu tiểu không tự chủ.

Dùng các bài thuốc sau có thể giải độc:

- Hãm 5 đến 10g Nhục quế cho uống. Nếu sau 15 phút không thấy bớt, cho uống thêm liều nữa.
- Kim ngân hoa 80g, Đậu xanh 80g, Cam thảo 20g, Sinh khương 20g. sắc, pha thêm đường uống.
- Nếu có triệu chứng tim đập loạn, sắc Khổ sâm 20g, Cam thảo 10g uống
- Nếu có triệu chứng lạnh run, mạch yếu, khó thở, dùng Nhân sâm, Cam thảo và Can khương
sắc uống.

Kiêng kỵ:

- Tất cả các chứng dương, chứng hỏa, chứng nhiệt, âm hư nội nhiệt, huyết dịch suy đều không nên dùng.
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú không dùng.
- Một số tài liệu y học cổ cho rằng Phụ tử khắc với Bối mẫu, Bán hạ, Qua lâu, Bạch cập, bạch liễm.
- Không uống rượu trước hoặc sau khi dùng Phụ tử

Sản phẩm cùng loại

Cỏ Nhọ Nồi

Cỏ Nhọ Nồi

Giá bán: Liên hệ
Sơn Thù

Sơn Thù

Giá bán: Liên hệ
Củ Gai

Củ Gai

Giá bán: Liên hệ
Hoè Hoa

Hoè Hoa

Giá bán: Liên hệ
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?