Thiên Niên Kiện
Giá bán: Liên hệ
- Cây sống lâu năm nhờ thân rễ mập, bò dài, thơm, khi bẻ ngang có xơ như kim. Lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng, dài tới 30cm, có 3 cặp gân gốc, 7-9 cặp gân phụ. Cụm hoa là những bông mo, có mo màu xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng 3-4cm, ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn. Quả mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch. Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả tháng 8-10.
Tên khoa học: Homalomena occulta (Lour.) Schott - Araceae
Giới thiệu: Cây sống lâu năm nhờ thân rễ mập, bò dài, thơm, khi bẻ ngang có xơ như kim. Lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng, dài tới 30cm, có 3 cặp gân gốc, 7-9 cặp gân phụ. Cụm hoa là những bông mo, có mo màu xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng 3-4cm, ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn. Quả mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch. Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả tháng 8-10.
Cây có nguồn gốc từ Malaysia và châu Ðại Dương, mọc hoang ở rừng, nơi ẩm ướt cạnh suối hay dọc theo hai bên bờ khe suối.
Thu hái, sơ chế: Rễ củ đào vào mùa xuân hoặc mùa thu. Loại bỏ rễ xơ, rửa sạch, phơi nắng và thái thành lát mỏng.
Tính vị: Vị đắng, cay, tinh ôn
Quy kinh: Vào kinh Can, Thận
Tác dụng: Khư phong thấp, bổ gân cốt, chỉ thống tiêu thũng.
Chủ trị: Dùng chữa phong hàn thấp nhức mỏi các gân xương, hoặc co quắp tê bại. Trong nhân dân, Thiên niên kiện thường được dùng chữa thấp khớp, đau nhức khớp, đau dạ dày, làm thuốc kích thích tiêu hoá. Còn dùng trị đau bụng kinh, trừ sâu nhậy.
Thiên niên kiện còn là nguyên liệu chiết tinh dầu dùng làm hương liệu, và là nguồn nguyên liệu chiết linalol.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Thường phối hợp với Cỏ xước, Thổ phục linh, Ðộc lực để trị tê thấp, nhức mỏi. Cũng dùng tươi giã ngâm rượu xoa bóp chỗ đau nhức, tê bại và phong thấp.
Ðể trị đau bụng kinh, thường phối hợp với rễ Bưởi bung, rễ Bướm bạc, gỗ Vang, rễ Sim rừng cùng sắc uống. Ðể trừ sâu nhậy, dùng thân rễ khô tán bột rắc.
Lá tươi giã với ít muối đắp chữa nhọt độc.
Kiêng kỵ: Người âm hư nội nhiệt, táo bón, nhức đầu không nên dùng.
Giới thiệu: Cây sống lâu năm nhờ thân rễ mập, bò dài, thơm, khi bẻ ngang có xơ như kim. Lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng, dài tới 30cm, có 3 cặp gân gốc, 7-9 cặp gân phụ. Cụm hoa là những bông mo, có mo màu xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng 3-4cm, ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn. Quả mọng thuôn, chứa nhiều hạt có rạch. Mùa hoa tháng 4-6, mùa quả tháng 8-10.
Cây có nguồn gốc từ Malaysia và châu Ðại Dương, mọc hoang ở rừng, nơi ẩm ướt cạnh suối hay dọc theo hai bên bờ khe suối.
Thu hái, sơ chế: Rễ củ đào vào mùa xuân hoặc mùa thu. Loại bỏ rễ xơ, rửa sạch, phơi nắng và thái thành lát mỏng.
Tính vị: Vị đắng, cay, tinh ôn
Quy kinh: Vào kinh Can, Thận
Tác dụng: Khư phong thấp, bổ gân cốt, chỉ thống tiêu thũng.
Chủ trị: Dùng chữa phong hàn thấp nhức mỏi các gân xương, hoặc co quắp tê bại. Trong nhân dân, Thiên niên kiện thường được dùng chữa thấp khớp, đau nhức khớp, đau dạ dày, làm thuốc kích thích tiêu hoá. Còn dùng trị đau bụng kinh, trừ sâu nhậy.
Thiên niên kiện còn là nguyên liệu chiết tinh dầu dùng làm hương liệu, và là nguồn nguyên liệu chiết linalol.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Thường phối hợp với Cỏ xước, Thổ phục linh, Ðộc lực để trị tê thấp, nhức mỏi. Cũng dùng tươi giã ngâm rượu xoa bóp chỗ đau nhức, tê bại và phong thấp.
Ðể trị đau bụng kinh, thường phối hợp với rễ Bưởi bung, rễ Bướm bạc, gỗ Vang, rễ Sim rừng cùng sắc uống. Ðể trừ sâu nhậy, dùng thân rễ khô tán bột rắc.
Lá tươi giã với ít muối đắp chữa nhọt độc.
Kiêng kỵ: Người âm hư nội nhiệt, táo bón, nhức đầu không nên dùng.