VIETMEC phát triển nguồn dược liệu trong nước đáp ứng nhu cầu sản xuất
04/02/2020 | Thông tin y dược
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển công tác y dược cổ truyền năm 2020 của Cục Quản lý Y dược cổ truyền - Bộ Y tế, đại diện Công ty cổ phần Dược liệu Việt Nam, phó giám đốc Trần Bình Duyên đã có bài tham luận, với chủ đề "Phát triển nguồn dược liệu trong nước đáp ứng nhu cầu sản xuất".
Theo ông Trần Bình Duyên - Phó giám đốc Công ty cổ phần Dược liệu Việt Nam, nguồn dược liệu cung cấp cho y học cổ truyền và nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược đang bị mất cân đối, phụ thuộc nhiều và dược liệu nhập khẩu. Để khắc phục tình trạng đó, hướng tới phát triển dược liệu theo hướng dược liệu sạch, bền vững và đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu của thị trường, Công ty cổ phần Dược liệu Việt Nam đã phát triển các vùng trồng dược liệu tại nhiều tỉnh thành trong nước, đáp ứng tiêu chuẩn GACP - WHO. Ngoài 12 vùng trồng đã đạt chứng nhận GACP - WHO tính đến thời điểm này, công ty còn liên kết với nhiều đơn vị, địa phương và cá nhân để trồng và thu mua nhiều cây dược liệu khác nhau, đủ cung ứng nguyên liệu chủ lực cho công ty để sản xuất các loại vị thuốc chất lượng, hiệu quả, cung câp cho thị trường trong nước và hướng xuất khẩu trong tương lai.
Cũng theo tham luận này, hiện thị trường tiêu thụ dược liệu và sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn,, với 63 bệnh viên y học cổ truyền công lập, 92,7% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền, 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân, 226 cơ sở sản xuất dược liệu, thuốc cổ truyền, trong đó có 131 cơ sở sản xuất quy mô công nghiệp.
Tuy nhiên, dù có nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên dược liệu, nhưng hiện nay, dược liệu trong nước mới chủ động được 25% nhu cầu, trong khi 75% còn lại phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Trước thực tế đó, Công ty cổ phần Dược liệu Việt Nam kiến nghị Bộ Y tế có chủ trương hướng dẫn, đốn đốc các địa phương xây dựng quy hoạch các vùng trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO.
Cùng với đó, nhà nước cần có chủ trương, chính sách khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu trong nước bao gồm cả dược liệu Di thực và dược liệu bản địa, tăng số lượng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được thanh toán bảo hiểm y tế, hướng tới thanh toán bảo hiêm y tế cho tất cả các dược liệu, vị thuốc cổ truyền sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện thông tuyến trong khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Tham luận cũng đề xuất Bộ Y tế có chính sách ưu tiên trong đấu thầu mua dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguồn dược liệu trong nước, không chào thầu dược liệu nhập khẩu khi dược liệu nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng về điều trị, khả năng cung cấp và giá cả hợp lý. Cùng với đó, Bộ Y tế cần có chính sách sử dụng cốm vị thuốc, bột cao khô như một số quốc gia tiên tiến đã sử dụng và đưa các vị thuốc đó vào đấu thầu sử dụng tại các bệnh viện trong cả nước./.
Cũng theo tham luận này, hiện thị trường tiêu thụ dược liệu và sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn,, với 63 bệnh viên y học cổ truyền công lập, 92,7% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền, 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân, 226 cơ sở sản xuất dược liệu, thuốc cổ truyền, trong đó có 131 cơ sở sản xuất quy mô công nghiệp.
Tuy nhiên, dù có nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên dược liệu, nhưng hiện nay, dược liệu trong nước mới chủ động được 25% nhu cầu, trong khi 75% còn lại phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Trước thực tế đó, Công ty cổ phần Dược liệu Việt Nam kiến nghị Bộ Y tế có chủ trương hướng dẫn, đốn đốc các địa phương xây dựng quy hoạch các vùng trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO.
Cùng với đó, nhà nước cần có chủ trương, chính sách khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu trong nước bao gồm cả dược liệu Di thực và dược liệu bản địa, tăng số lượng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được thanh toán bảo hiểm y tế, hướng tới thanh toán bảo hiêm y tế cho tất cả các dược liệu, vị thuốc cổ truyền sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện thông tuyến trong khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Tham luận cũng đề xuất Bộ Y tế có chính sách ưu tiên trong đấu thầu mua dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguồn dược liệu trong nước, không chào thầu dược liệu nhập khẩu khi dược liệu nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng về điều trị, khả năng cung cấp và giá cả hợp lý. Cùng với đó, Bộ Y tế cần có chính sách sử dụng cốm vị thuốc, bột cao khô như một số quốc gia tiên tiến đã sử dụng và đưa các vị thuốc đó vào đấu thầu sử dụng tại các bệnh viện trong cả nước./.
Tác giả bài viết: VIETMEC
Nguồn tin: VIETMEC
Từ khóa:
nguồn dược liệu sạch,
dược liệu trong nước
Ý kiến bạn đọc
Tin tức khác?
Hóa chất trong đồ nhựa liên quan tới tăng nguy cơ trầm cảm...
Những bà mẹ có hàm lượng hóa chất nhựa phthalate trong cơ thể trước sinh cao hơn...
Đau đầu do thay đổi thời tiết: Biểu hiện, điều trị và ngăn...
Cơn đau đầu do thay đổi thời tiết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng...