Tên khoa học: Uncaria spp. - Rubiaceae
Giới thiệu: Câu đằng là một loại dây leo, thường mọc nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình trứng đầu nhọn, mặt dưới như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông như lưỡi câu nên có tên câu đằng. Mùa hạ nở hoa nhỏ màu vàng trắng, hình cầu.
Ở nước ta, cây Câu đằng mọc hoang nhiều ở vùng thượng du Cao bằng, Hoàng liên sơn. Hiện nay trên thị trường có cả Câu đằng thu hái trong nước và nhập từ Trung Quốc. Cây mọc ở rừng thứ sinh, dọc đường đi vùng núi cao các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn.
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào tháng 7-9, cắt cả dây về, chọn các mấu có móc câu, chặt thành từng đoạn dài khoảng 2cm, phía trên chặt sát móc câu. Phơi nắng hoặc sấy đến thật khô.
Mô tả dược liệu: Thân vuông, màu nâu thẫm, được cắt đoạn 2 - 3 cm, đường kính 2 - 5 mm; một đầu thường cắt sát gần móc câu. Phần lớn mấu thân có hai móc câu cong xuống hướng vào trong, đối diện nhau; một số mấu chỉ có một móc ở một bên và phía đối diện là một sẹo ở cao hơn. Loại 2 móc câu được coi là tốt hơn. Các móc câu thường tròn hoặc hơi dẹt, đầu móc nhọn, đế tương đối rộng. Chất cứng, dai, ruột màu trắng vàng hoặc có lỗ. Không mùi, vị nhạt.
Tính vị: Vị ngọt, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh can và tâm bào
Thành phần hóa học: Thân và rễ chứa 0,041% alcaloid, trong đó hoạt chất chính là rhynchophyllin (C22H28O4N2) chiếm 28,9%.
Công năng: Bình can, tức phong, trấn kinh.
Công dụng: Trấn kinh, chữa chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, cao huyết áp, trẻ em kinh giản (co giật), động kinh...
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 - 15g, dạng thuốc sắc. Thời gian sắc thuốc không quá 10 phút.
Kiêng kỵ: Không có phong nhiệt và thực hoả thì không nên dùng.
Giới thiệu: Câu đằng là một loại dây leo, thường mọc nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình trứng đầu nhọn, mặt dưới như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông như lưỡi câu nên có tên câu đằng. Mùa hạ nở hoa nhỏ màu vàng trắng, hình cầu.
Ở nước ta, cây Câu đằng mọc hoang nhiều ở vùng thượng du Cao bằng, Hoàng liên sơn. Hiện nay trên thị trường có cả Câu đằng thu hái trong nước và nhập từ Trung Quốc. Cây mọc ở rừng thứ sinh, dọc đường đi vùng núi cao các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn.
Thu hái, sơ chế: Thu hái vào tháng 7-9, cắt cả dây về, chọn các mấu có móc câu, chặt thành từng đoạn dài khoảng 2cm, phía trên chặt sát móc câu. Phơi nắng hoặc sấy đến thật khô.
Mô tả dược liệu: Thân vuông, màu nâu thẫm, được cắt đoạn 2 - 3 cm, đường kính 2 - 5 mm; một đầu thường cắt sát gần móc câu. Phần lớn mấu thân có hai móc câu cong xuống hướng vào trong, đối diện nhau; một số mấu chỉ có một móc ở một bên và phía đối diện là một sẹo ở cao hơn. Loại 2 móc câu được coi là tốt hơn. Các móc câu thường tròn hoặc hơi dẹt, đầu móc nhọn, đế tương đối rộng. Chất cứng, dai, ruột màu trắng vàng hoặc có lỗ. Không mùi, vị nhạt.
Tính vị: Vị ngọt, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh can và tâm bào
Thành phần hóa học: Thân và rễ chứa 0,041% alcaloid, trong đó hoạt chất chính là rhynchophyllin (C22H28O4N2) chiếm 28,9%.
Công năng: Bình can, tức phong, trấn kinh.
Công dụng: Trấn kinh, chữa chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, cao huyết áp, trẻ em kinh giản (co giật), động kinh...
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 - 15g, dạng thuốc sắc. Thời gian sắc thuốc không quá 10 phút.
Kiêng kỵ: Không có phong nhiệt và thực hoả thì không nên dùng.
Các sản phẩm của Dược Liệu Việt Nam sử dụng dược liệu câu đằng là thành phần chính:
►An Nhiên - Giảm triệu chứng tai biến mạch máu do xơ vữa
►An Nhiên - Giảm triệu chứng tai biến mạch máu do xơ vữa