Tên khoa học: Styphnolobium japonicum (L.) Schott – Fabaceae
Giới thiệu: Cây cao 7-10m, có khi tới 25m, nhánh nhỏ màu xanh lục, có lông hoặc không có lông. Lá lông chim lẻ, mọc so le, dài 15-25cm, lá chét 7-15 phiến, hình trứng hoặc hình trứng hẹp, dài 3-6cm, mép nguyên, mặt trên có lông và phấn trắng. Hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, dài 15-30cm, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt, chất nạc, chủng tử 1-6 hạt màu đen hình thận.
Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta, có nhiều ở miền Bắc Việt Nam.
Thu hái, sơ chế: Vào mùa hè khi hoa sắp nở, Quả chín, thu hái trước hoặc sau tiết Đông chí phơi khô dùng. Hoa phải hái lúc còn nụ mới. Phơi hoặc sấy khô. Thứ hoa đầu sắp nở nhưng chưa nở, nguyên vẹn, không vụn nát, mầu vàng, không tạp chất là loại tốt.
Mô tả dược liệu: Hoa hòe khô biểu hiện hình viên chùy ở búp, nhỏ dần ở bộ phận cuống, đài búp hoa hình chuông màu vàng lục chiếm cứ hầu hết cả búp hoa, trước mút búp chia làm 5 đường khe cạn, cánh hoa chưa được trưởng thành búp lại biểu hiện hình trứng tròn, bên ngoài màu vàng đỏ, toàn thể dài chừng 3,2m -10mm. Chất nhẹ, hơi có khí vị đặc biệt. Nụ hoa màu vàng ngà không ẩm mốc, không bị cháy, không lẫn lộn cuống lá, tạp chất là thứ tốt.
Tính vị: Vị đắng tính mát
Quy kinh: Vào kinh can và đại trường
Thành phần hóa học: Rutin, Betulin, Sophoradiol, Glucuronic acid.
Tác dụng:
+ Lương (làm mát) Đại trường nhiệt (Y Học Khải Nguyên).
+ Tiết Phế nghịch, tả Tâm hỏa, thanh Can hỏa, kiên Thận thủy (Y Lâm Toản Yếu).
+ Lương huyết, chỉ huyết, thanh lợi thấp nhiệt (Trung Dược Học).
+ Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết (Trung Dược Đại Từ Điển).
Chủ trị:
+ Trị năm loại trĩ, tâm thống, măt đỏ, trừ giun sán và nhiệt trong bụng, trị phong ngoài da, trường phong hạ huyết, xích bạch lỵ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Sao thơm, ăn được nhiều trị mất tiếng, họng đau, thổ huyết, chảy máu cam, băng trung lậu hạ (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu mũi (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Trị tiểu đường và võng mạc mắt viêm (Đông Kinh Dược Vật Chí).
Liều dùng: 8-20g/ngày.
Kiêng kỵ:
+ Không có thực hỏa, thực nhiệt cấm dùng. Kỵ sắt (Trung Dược Học).
+ Bệnh do hư hàn, không có nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản: Dễ bị mốc. Cần để nơi khô ráo, thoáng gió.
Giới thiệu: Cây cao 7-10m, có khi tới 25m, nhánh nhỏ màu xanh lục, có lông hoặc không có lông. Lá lông chim lẻ, mọc so le, dài 15-25cm, lá chét 7-15 phiến, hình trứng hoặc hình trứng hẹp, dài 3-6cm, mép nguyên, mặt trên có lông và phấn trắng. Hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, dài 15-30cm, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt, chất nạc, chủng tử 1-6 hạt màu đen hình thận.
Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta, có nhiều ở miền Bắc Việt Nam.
Thu hái, sơ chế: Vào mùa hè khi hoa sắp nở, Quả chín, thu hái trước hoặc sau tiết Đông chí phơi khô dùng. Hoa phải hái lúc còn nụ mới. Phơi hoặc sấy khô. Thứ hoa đầu sắp nở nhưng chưa nở, nguyên vẹn, không vụn nát, mầu vàng, không tạp chất là loại tốt.
Mô tả dược liệu: Hoa hòe khô biểu hiện hình viên chùy ở búp, nhỏ dần ở bộ phận cuống, đài búp hoa hình chuông màu vàng lục chiếm cứ hầu hết cả búp hoa, trước mút búp chia làm 5 đường khe cạn, cánh hoa chưa được trưởng thành búp lại biểu hiện hình trứng tròn, bên ngoài màu vàng đỏ, toàn thể dài chừng 3,2m -10mm. Chất nhẹ, hơi có khí vị đặc biệt. Nụ hoa màu vàng ngà không ẩm mốc, không bị cháy, không lẫn lộn cuống lá, tạp chất là thứ tốt.
Tính vị: Vị đắng tính mát
Quy kinh: Vào kinh can và đại trường
Thành phần hóa học: Rutin, Betulin, Sophoradiol, Glucuronic acid.
Tác dụng:
+ Lương (làm mát) Đại trường nhiệt (Y Học Khải Nguyên).
+ Tiết Phế nghịch, tả Tâm hỏa, thanh Can hỏa, kiên Thận thủy (Y Lâm Toản Yếu).
+ Lương huyết, chỉ huyết, thanh lợi thấp nhiệt (Trung Dược Học).
+ Thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết (Trung Dược Đại Từ Điển).
Chủ trị:
+ Trị năm loại trĩ, tâm thống, măt đỏ, trừ giun sán và nhiệt trong bụng, trị phong ngoài da, trường phong hạ huyết, xích bạch lỵ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Sao thơm, ăn được nhiều trị mất tiếng, họng đau, thổ huyết, chảy máu cam, băng trung lậu hạ (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trị tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu mũi (Bản Thảo Cầu Chân).
+ Trị tiểu đường và võng mạc mắt viêm (Đông Kinh Dược Vật Chí).
Liều dùng: 8-20g/ngày.
Kiêng kỵ:
+ Không có thực hỏa, thực nhiệt cấm dùng. Kỵ sắt (Trung Dược Học).
+ Bệnh do hư hàn, không có nhiệt: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bảo quản: Dễ bị mốc. Cần để nơi khô ráo, thoáng gió.
Các sản phẩm của Dược Liệu Việt Nam sử dụng dược liệu hoè hoa là thành phần chính:
►Poly Vietmec - Hỗ trợ điều trị táo bón, khó tiêu
►An Nhiên - Hỗ trợ giảm huyết áp
►Poly Vietmec - Hỗ trợ điều trị táo bón, khó tiêu
►An Nhiên - Hỗ trợ giảm huyết áp