Lộc Giác Giao

Giá bán: Liên hệ
  • Lộc giác giao giúp  Bổ khí huyết, ích tinh tủy, cường gân cốt. Trị hư lao, gầy ốm, lưng gối đau, liệt dương, hoạt tinh, tử cung hư lạnh, băng lậu, suy nhược cơ thể, còi xương, rỗng xương
Tên gọi khác: Cao ban long

Tên khoa học: Colla Cornus Cervi

Chế biến: Chọn sừng có phân nhánh thành chạc đều, đối xứng. Thân sừng có gốc to, bè ra như cái đĩa, lên trên thuôn nhỏ dần, có những đường khía dọc và nhiều mụn nhỏ lấm tấm, nhẵn bóng, màu nâu vàng, đầu nhánh màu nhạt hơn. Sừng rụng hằng năm hoặc sừng của hươu, nai săn bắn đều dùng được. Sừng của con vật còn sống tốt hơn vì còn dính liền với xương đầu (nhung liên tảng). Sừng rụng còn đế tốt hơn sừng không còn đế.

Đem sừng luộc bằng nước phèn 1% trong 10-15 phút hoặc ngâm sừng vào nước ấm để một đêm cho lớp ngoài sừng mềm ra. Có người còn xếp sừng đứng để đế sừng không chạm vào nước. Lấy ra, cạo hoặc đánh rửa bằng bàn chải tre hoặc sắt cho sạch hết lớp đen vàng bám bên ngoài sừng đến khi sừng trắng ra. Cưa sừng thành từng khúc dài 5-6cm, rồi chẻ thành những bản mỏng, cạo sạch tủy, súc qua với nước lã, phơi thật khô.

Xếp sừng vào thùng nhôm, ở giữa đặt một rọ tre để múc dịch chiết ra. Đổ nước cho ngập dược liệu chừng 10cm. Đun sôi liên tục trong 24 giờ, nếu cạn nước thì thêm nước sôi vào, luôn giữ cho nước ngập sừng. Nếu có bọt nổi trên mặt thì vớt bỏ bọt. Rút nước chiết lần thứ nhất, đem cô riêng. Tiếp tục thêm nước sôi và đun sôi 24 giờ nữa. Rút nước chiết lần thứ hai, cô riêng.

Tiếp tục làm lần thứ ba. Gộp 3 nước chiết lại, đánh đều, cô tiếp đến khi được cao đặc. Chú ý khi cô, phải để nhỏ lửa và khuấy luôn tay để cao khỏi cháy khê. Có nơi, người ta cô cao cách cát bằng cách đặt trên bếp lửa một miếng tôn to rồi đổ lên mặt tôn một lớp cát dày khoảng 5cm, đặt chảo lên cát. Đun đều lửa.
Mô tả dược liệu: Sản phẩm có màu nâu đến nâu sẫm. Trên mặt có những nếp nhăn to nhỏ không đều, có nhiều bọt hơi khi cắt, có thể có những vết lõm, sờ không dính tay.

Tính vị: Vị ngọt, mặn, tính ôn, không đôc.

Quy kinh: Vào kinh can, thận

Thành phần hóa học: Thành phần chủ yếu của cao là keratin, trong đó có các acid amin như cytein, lencin, tyrosin, acid glutamic, arginin, alanin, lysin..., rất ít muối canxi.

Dược năng: Bổ trung, ích khí, cường tinh, hoạt huyết, cầm máu, mạnh gân xương.

Chủ trị:
- Bổ khí huyết, ích tinh tủy, cường gân cốt. Trị hư lao, gầy ốm, lưng gối đau, liệt dương, hoạt tinh, tử cung hư lạnh, băng lậu, suy nhược cơ thể, còi xương, rỗng xương.
- Cầm máu dùng trong các trường hợp thổ huyết, nôn và ho ra máu, dạ dày và ruột chảy máu, tử cung ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, đi tiểu nhiều, mồ hôi trộm, chân tay đau nhức.
- Ngậm để chữa các loại ho, ho khan, ho gió

Liều dùng, cách dùng: Ngày 5-10g, có thể đến 20g. Cắt thành từng miếng mỏng, ngậm dần cho tan trong miệng, ăn với cháo nóng, hấp cách thủy với mật ong hoặc cho vào ít rượu, hâm nóng mà uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác

Bảo quản: Để nơi kín, khô và mát.

Sản phẩm cùng loại

Đại Phúc Bì

Đại Phúc Bì

Giá bán: Liên hệ
Cao Lương Khương

Cao Lương Khương

Giá bán: Liên hệ
Nấm Linh Chi

Nấm Linh Chi

Giá bán: Liên hệ
An Tức Hương

An Tức Hương

Giá bán: Liên hệ
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?