Tên khoa học: Morus alba L. Moraceae
Giới thiệu: Cây dâu có thể cao 10-15m nếu không thu hái thường xuyên. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3). Hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả mọc trong các lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, ăn được, còn dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu để uống, mùi thơm, vị chua ngọt.
Dâu tằm mọc và trồng khắp nơi ở nước ta để nuôi tằm. Cây Dâu cho ta nhiều vị thuốc như: Cây dầu tằm cho ta nhiều vị thuốc như: tang bạch bì (vỏ rễ dâu đã cạo bỏ lớp vỏ ngoài, lấy phần xơ trắng), tang diệp (lá dâu bánh tẻ), tang chi(cành dâu), tang thầm (quả dâu chín đen), tang kí sinh (tầm gửi trên cây dâu) tang phiêu tiêu (tổ trứng bọ nhựa trên cây dây), sâu dâu, nấm dâu.
Tên khoa học: Ramulus Mori Albae
Thu hái, sơ chế: Cành dâu hái vào mùa xuân và cuối hạ, bỏ lá cắt thành phiến phơi hay sấy khô, dùng tươi, khô hoặc sao hơi vàng.
Tính vị: Vị đắng, tính bình
Quy kinh: Vào kinh Can.
Thành phần chủ yếu: Mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberrin, cyclomulberrochromene, morin, cudranin, tetrahydroxystilbene, dihydro morin, dihydro keempterol, fructose, glucose, arabinose, xylose, stachyose, sucrose, chất tanin, flavon, tang bì tố.
Tác dụng: Phát tán phong thấp, thông kinh, giảm phù
Chủ trị: Khớp đau nhức, sưng do phong thấp, trị cơ bắp sưng đau, vọp bẻ
Bào chế: Thu vào cuối xuân hoặc đầu hè, phơi nắng và cắt thành lát.
Liều dùng: 10-30g.
Kiêng kỵ: dùng thận trọng trong trường hợp hội chứng âm suy.
Giới thiệu: Cây dâu có thể cao 10-15m nếu không thu hái thường xuyên. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3). Hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả mọc trong các lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, ăn được, còn dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu để uống, mùi thơm, vị chua ngọt.
Dâu tằm mọc và trồng khắp nơi ở nước ta để nuôi tằm. Cây Dâu cho ta nhiều vị thuốc như: Cây dầu tằm cho ta nhiều vị thuốc như: tang bạch bì (vỏ rễ dâu đã cạo bỏ lớp vỏ ngoài, lấy phần xơ trắng), tang diệp (lá dâu bánh tẻ), tang chi(cành dâu), tang thầm (quả dâu chín đen), tang kí sinh (tầm gửi trên cây dâu) tang phiêu tiêu (tổ trứng bọ nhựa trên cây dây), sâu dâu, nấm dâu.
Tên khoa học: Ramulus Mori Albae
Thu hái, sơ chế: Cành dâu hái vào mùa xuân và cuối hạ, bỏ lá cắt thành phiến phơi hay sấy khô, dùng tươi, khô hoặc sao hơi vàng.
Tính vị: Vị đắng, tính bình
Quy kinh: Vào kinh Can.
Thành phần chủ yếu: Mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberrin, cyclomulberrochromene, morin, cudranin, tetrahydroxystilbene, dihydro morin, dihydro keempterol, fructose, glucose, arabinose, xylose, stachyose, sucrose, chất tanin, flavon, tang bì tố.
Tác dụng: Phát tán phong thấp, thông kinh, giảm phù
Chủ trị: Khớp đau nhức, sưng do phong thấp, trị cơ bắp sưng đau, vọp bẻ
Bào chế: Thu vào cuối xuân hoặc đầu hè, phơi nắng và cắt thành lát.
Liều dùng: 10-30g.
Kiêng kỵ: dùng thận trọng trong trường hợp hội chứng âm suy.