Tên khoa học: Combretum quadrangulare Kurz
Mô tả: Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 2 - 10m, có cây cao đến 12m, thân có nhiều cành ngắn, khi rụng lá trông như gai, cành non hình 4 cạnh, mép có dìa mỏng. Lá mọc đối, cuống ngắn, hai mặt lá có lông, nhất là mặt dưới. Hoa nhỏ màu vàng ngà, mọc thành bông ở kẽ lá và đầu cành. Cây mọc hoang ở ven các con kênh khắp các tỉnh miền Tây, sức sống rất dẻo dai.
Bộ phận dùng: Hạt, rễ, lá và vỏ.
Thu hái: Trái Trâm bầu vào mùa thu - đông (mùa nước nổi ở miền Nam), phơi khô, bỏ vỏ lấy hạt.
Thành phần hóa học chính: Hạt có chứa tannin, dầu béo, acid béo, oxalat calcium, acid oxalic tự do,...
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt và rễ làm thuốc tẩy giun đũa và giun kim: nướng hoặc rang vàng rồi ăn với chuối chín, người lớn dùng ngày 10 - 15 hạt (khoảng 14 - 20g), trẻ em tuỳ tuổi từ 5 - 10 hạt (khoảng 7 - 14g); dùng 3 ngày liền. Nước sắc từ hạt Trâm bầu có tác dụng trên giun đất và sán lợn. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. Ngoài ra, rễ Trâm bầu còn chữa thương và lá làm thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy.
Mô tả: Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 2 - 10m, có cây cao đến 12m, thân có nhiều cành ngắn, khi rụng lá trông như gai, cành non hình 4 cạnh, mép có dìa mỏng. Lá mọc đối, cuống ngắn, hai mặt lá có lông, nhất là mặt dưới. Hoa nhỏ màu vàng ngà, mọc thành bông ở kẽ lá và đầu cành. Cây mọc hoang ở ven các con kênh khắp các tỉnh miền Tây, sức sống rất dẻo dai.
Bộ phận dùng: Hạt, rễ, lá và vỏ.
Thu hái: Trái Trâm bầu vào mùa thu - đông (mùa nước nổi ở miền Nam), phơi khô, bỏ vỏ lấy hạt.
Thành phần hóa học chính: Hạt có chứa tannin, dầu béo, acid béo, oxalat calcium, acid oxalic tự do,...
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt và rễ làm thuốc tẩy giun đũa và giun kim: nướng hoặc rang vàng rồi ăn với chuối chín, người lớn dùng ngày 10 - 15 hạt (khoảng 14 - 20g), trẻ em tuỳ tuổi từ 5 - 10 hạt (khoảng 7 - 14g); dùng 3 ngày liền. Nước sắc từ hạt Trâm bầu có tác dụng trên giun đất và sán lợn. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. Ngoài ra, rễ Trâm bầu còn chữa thương và lá làm thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy.